Tôi nuôi con của em chồng suốt 18 năm, nhưng lên Đại học cháu đi 4 năm không về nhà lấy một lần, ngày cháu trở về tôi đ:.ứng h:.ình…

Một gia đình ở Tứ Xuyên, Trung Quốc có ba người con, một gái và hai trai. Ba người này đều đã có gia đình riêng. Không may, người con thứ hai qua đời, để lại con trai là Lương Lương chưa đầy 3 tuổi.

Lúc đó bà nội của Lương Lương vẫn còn khỏe nên bà nhận trách nhiệm nuôi dưỡng cháu. Nhưng chưa đầy hai năm, bà nội cũng qua đời. Dì của cậu bé vừa làm ăn thua lỗ, không dám xin chồng nhận nuôi cháu trai. Vì vậy, cậu bé chỉ có thể trông cậy vào bác cả. May mắn thay, vợ của bác cả cũng đồng ý. Vậy là gia đình có 2 cậu con trai đã có thêm thành viên mới.

Điều kiện gia đình của gia đình của bác không quá dư dả. Để nuôi con và cháu, bác của cậu bé phải đến tỉnh khác làm việc, chỉ còn bác gái ở nhà chăm ba đứa trẻ. Lương Lương biết thân phận của mình nên thường giúp bác gái làm công việc đồng áng và chăm sóc em trai.

Đặc biệt vào mùa đông, nhà không có máy giặt, Lương Lương sẽ chủ động đun một ít nước nóng để bác gái giặt quần áo.Thông thường khi bác gái làm việc ngoài đồng, cậu bé sẽ chăm sóc các em. Khi lớn hơn một chút, cậu cũng ra đồng làm việc!

Khi Lương Lương còn đi học, bác gái chuẩn bị cặp sách và tất cả đồ dùng học tập như cho con đẻ. Điều này khiến cậu cảm thấy vô cùng cảm kích. Trong gia đình, con trai lớn của bác đã bỏ học khi mới lên cấp hai. Do vậy, việc Lương Lương đến trường trở thành niềm hy vọng của cả gia đình.

Hết cấp hai, Lương Lương đỗ vào trường chất lượng cao trên thị trấn. Để tiện đi lại, cậu chọn ở nội trú. Thời gian về nhà bác của cậu cũng dần thưa thớt. Dẫu vậy, trong suốt thời gian đó, hai bác vẫn gửi tiền cho cháu trai đi học.

Vì chăm chỉ học tập, Lương Lương luôn nằm trong nhóm học sinh có thành tích tốt nhất. Vì vậy, mọi người không mấy ngạc nhiên khi cậu bé dễ dàng đỗ đại học. Trong thời gian đợi nhập học, Lương Lương đi làm công nhân để kiếm thêm thu nhập. Dù công việc ở công trường rất vất vả nhưng chàng trai trẻ không hề bỏ cuộc.

Nhận được tháng lương đầu tiên, Lương Lương gửi 500 NDT (khoảng 1,7 triệu đồng) về cho bác. Nhưng cậy không ngờ, đến ngày đi học, bác trao cho mình số tiền 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng.

Không về nhà suốt 4 năm đại học

Trong thời gian học đại học, Lương Lương làm thêm trong một nhà hàng. Đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ, cậu cũng ở lại làm để kiếm thêm thu nhập. Bốn năm đi học, cậu chưa từng xin bác mình một xu, cũng chưa từng về thăm nhà một lần!

Trong thời gian này, bác cũng đã xây một ngôi nhà mới ở quê nhà. Nhưng con trai cả của bác sắp lấy vợ. Họ đã đổ hết tiền dành dụm để xây nhà nên phải đi vay mượn khắp nơi. Dẫu vậy, số tiền vẫn chưa đủ.

Bác nuôi đến khi đỗ đại học, cháu trai đi 4 năm không về: Ngày hội ngộ, cả gia đình phải sửng sốt- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Kknews

Cùng lúc này, những người hàng xóm bàn tán về Lương Lương. Họ nói rằng hai bác đã nuôi ăn học, nhưng cháu không về nhà lấy một lần. Hiện tại, cậu đã tốt nghiệp, chắc chắn sẽ ở lại thành phố, bỏ lại các bác ở quê nhà. Rõ ràng là “nuôi ong tay áo”.

Khi đang suy nghĩ không biết tìm đâu chỗ để vay tiền cho con cưới vợ, bác của Lương Lương nhận được một cuộc điện thoại. Thì ra, cháu trai họ báo tin sẽ về thăm nhà.

Lần này trở về, Lương Lương lấy trong túi ra một xấp tiền đưa cho bác gái, tổng cộng là 30.000 NDT (khoảng 105 triệu đồng)! Có thể nói, đây là số tiền rất lớn. Hai bác lo rằng số tiền này có được bằng việc làm bất chính, vì dù sao cháu trai cũng mới ra trường, sao có thể để dành được nhiều như vậy.

Đáp lại sự nghi ngờ này, Lương Lương giải thích, đây là số tiền cậu dành dụm được trong suốt 4 năm đại học. Ngoài tiền đi làm thêm, cậu còn nhận được học bổng, nhờ đó, tiết kiệm được một khoản. Cậu định đưa cho bác từ sớm, nhưng mới đi làm nên không dám xin nghỉ phép về quê.

Sự hỗ trợ này của Lương Lương khiến hai bác vỡ òa. Tất cả đều hạnh phúc, vì công nuôi nấng cháu trai ngày nào giờ đã được đền đáp. Hơn nữa, Lương Lương đã không còn là người ngoài. Cậu được coi như là con trai thứ ba trong gia đình.

Suy cho cùng, tình thân là điều quan trọng và quý giá nhất.

Theo Sohu