Mẹ m/ấ/t sớm, thương bố lủi thủi 1 mình nên con trai tôi đón lên thành phố để phụng dưỡng, ngày nào các con cũng nấu toàn món ngon sơn hào hải vị để tẩm bổ khiến tôi hạnh phúc vô cùng nhưng nào ngờ chỉ 20 ngày sau, chiếc mặt nạ phòng bị cuối cùng cũng bị gỡ bỏ, tôi thất vọng để lại 50 triệu dưới gối rồi về quê cùng 1 mẩu giấy: Đừng tìm bố nữa!

Con trai và con dâu tôi nghe vậy, xúc động bật khóc nức nở.

Tôi năm nay 65 tuổi, vợ tôi mất cách đây 13 năm do bạo bệnh. Từ ngày bà ấy mất, tôi sống một mình, cảm thấy rất cô đơn nên tôi đã đi bước nữa 2 lần nhưng đều kết thúc trong thất bại.

Cả hai người vợ sau của tôi đều đến với tôi chỉ vì ham muốn tiền lương hưu hàng tháng hơn 15 triệu của tôi. Chỉ cần tôi đưa tiền, họ sẽ chăm sóc tôi rất chu đáo, không phải động tay vào bất cứ việc gì. Ngược lại, khi không có tiền, họ sẽ tỏ thái độ khó chịu, không nấu cơm, giặt giũ, thậm chí còn kiếm cớ gây sự với tôi.

Tôi hiểu rằng lương hưu của mình tuy cao nhưng không thể nào đưa hết cho vợ được. Tôi cần phải tiết kiệm cho bản thân và dành dụm cho cháu trai.

Sau khi tái hôn, tôi muốn tiết kiệm một chút nhưng thật khó! Mỗi khi tôi muốn tiết kiệm, vợ đều tỏ ra khó chịu, nói rằng tôi có tiền mà không chịu bỏ ra. Tôi là người gánh vác mọi chi tiêu trong gia đình, thường xuyên mua sắm quần áo, giày dép cho họ. Thậm chí, tiền đi du lịch cũng do một tay tôi chi trả. Tôi đã đối xử với họ rất tốt nhưng họ vẫn chưa hài lòng.

Tôi đã lớn tuổi, không thể chịu đựng nổi những cuộc cãi vã triền miên nên đành ly hôn. Sau đó tôi sống một mình.

Đợt vừa rồi, con trai và gia đình nhỏ của nó về thăm tôi. Trong bữa cơm, con trai liên tục khuyên tôi nên chuyển đến ở cùng. Nó nói rằng tôi đã lớn tuổi, lại bị cao huyết áp, sống một mình rất nguy hiểm, nhỡ chẳng may có chuyện gì thì không có ai bên cạnh.

Tôi đáp: “Bố không muốn làm phiền các con. Công việc của các con bận rộn như vậy, lấy đâu ra thời gian mà chăm sóc bố? Các con cứ lo cho cuộc sống của mình là được rồi, không cần phải bận tâm đến bố. Bố nghĩ vẫn cứ nên tìm một người phụ nữ lớn tuổi, hai người già nương tựa vào nhau tốt hơn”.

Vừa dứt lời, con dâu tôi liền nói: “Bố à, bố đã lớn tuổi rồi, đừng nghĩ tới chuyện tái hôn nữa. Sau này bố cứ chuyển đến ở cùng chúng con, chúng con đảm bảo sẽ chăm sóc bố chu đáo, để bố mỗi ngày đều được ăn ngon, mặc đẹp, không phải động tay vào bất cứ việc gì, an hưởng tuổi già”.

Ban đầu, tôi không muốn chuyển đến nhà con trai vì nghĩ rằng sống cùng con cháu sẽ không được thoải mái như ở nhà mình. Tuy nhiên, tôi không thể cưỡng lại sự thuyết phục của con trai và con dâu nên đành thu dọn hành lý, chuyển đến nhà chúng.

Những tưởng được con cháu yêu thương, ngờ đâu lại là toan tính.

Ở nhà con trai được 20 ngày, tôi quyết định ra về sau khi đặt lên gối 50 triệu kèm mảnh giấy ghi: "Đừng về quê tìm bố" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đúng như lời hứa, từ ngày chuyển đến, tôi được sống trong nhung lụa, cơm bưng nước rót. Mỗi khi tan sở về nhà, con trai và con dâu đều nhanh chóng dọn cơm, gắp những món ngon cho tôi và giục tôi ăn nhiều một chút. Ăn xong, tôi định ra dọn dẹp, rửa bát thì con trai và con dâu nhất quyết không cho, bảo tôi cứ nghỉ ngơi, việc nhà đã có chúng lo.

Được con cháu chăm sóc chu đáo như vậy, tôi vừa cảm thấy hạnh phúc, vừa thấy áy náy. Vì vậy, tôi đã dúi cho chúng 10 triệu, nói là tiền công chăm sóc tôi một tháng. Con trai và con dâu một mực từ chối nhưng tôi vẫn quyết định đưa cho chúng.

Cuộc sống sung túc và sự thật phũ phàng

Sau hơn 20 ngày sống ở nhà con trai, ngày nào tôi cũng cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn hẳn so với lúc ở một mình. Trước đây, tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng chuyện tìm bạn đời. Giờ thì tôi không còn nghĩ đến chuyện đó nữa. Con trai và con dâu đối xử với tôi tốt như vậy, chăm sóc tôi chu đáo như vậy, tôi đâu còn lý do gì để đi tìm người khác nữa.

3 hôm trước, con trai và con dâu làm rất nhiều món ngon, trong đó có cả món cua hấp mà tôi thích nhất. Con trai còn lấy rượu ra bảo uống một chén cho vui. Hai bố con vừa ăn vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc mà đã hết một chai rượu. Lúc này, đầu óc tôi bắt đầu lâng lâng, hơi chếnh choáng. Trong lúc mơ màng, tôi nghe thấy con trai khẽ hỏi: “Bố ơi, bố có bao nhiêu tiền tiết kiệm?”. Dù đầu óc không còn tỉnh táo nhưng tôi vẫn đủ minh mẫn để nhận ra điều bất thường. Tôi thầm nghĩ, tự nhiên con trai lại hỏi tiền tiết kiệm của tôi để làm gì?

Con trai và con dâu tôi đều là người tiêu xài phung phí, tôi không thể yên tâm giao tiền cho chúng. Tôi giả vờ say, lắp bắp không nói được gì.

Con trai dìu tôi vào phòng, đắp chăn cẩn thận. Tôi cứ nghĩ nó sẽ ra ngoài nhưng không ngờ nó lại ngồi xuống mép giường, liên tục hỏi: “Bố ơi, bố có bao nhiêu tiền tiết kiệm?”. Tôi muốn ngủ, không muốn bị con trai làm phiền nên nói đại một con số: “50 triệu”.

Vừa dứt lời, con dâu tôi chạy vào, lớn tiếng hỏi: “Bố, bố có nhầm không? Tiền tiết kiệm của bố đâu phải 50 triệu, là 500 triệu chứ”.

Dù con dâu có hỏi gì đi chăng nữa, tôi cũng không nói thêm lời nào.

Thấy tôi nhắm mắt, không nói gì, con trai và con dâu đều nghĩ rằng tôi đã ngủ say. Chúng bắt đầu bàn tán xôn xao bên cạnh tôi. Con trai nói rằng bố tôi nói chỉ có 50 triệu, xem ra kế hoạch mua xe mới của chúng ta tan thành mây khói rồi.

Con dâu không tin, nói rằng chắc chắn bố tôi uống say nên nói nhầm 500 triệu thành 50 triệu. Lương hưu bố cao thế, sao chỉ có thể tiết kiệm được 50 triệu.

Con trai tôi nói, từ ngày mẹ mất, bố đã tái hôn 2 lần rồi, ai biết được liệu có phải tiền của bố bị người ta bòn rút hết rồi không?

Nghe chồng nói vậy, con dâu có vẻ thất vọng thở dài nói: “Biết vậy thì đã không đón bố về ở cùng rồi. Giờ tự nhiên nhà thêm bao việc, tốn kém bao thứ”.

Con trai tôi liền cáu giận mắng vợ: “Em nói thế mà nghe được à? Đấy là bố đẻ anh, bố có 50 triệu hay không có đồng nào thì chúng ta vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc bố chu đáo. Thôi không bàn chuyện này nữa, em dọn dẹp bát đĩa đi”.

Tôi quá thất vọng, càng nghĩ càng ấm ức trong lòng. Sáng hôm sau, chờ con trai và con dâu đi làm thì tôi cũng thu dọn đồ đạc, gọi taxi về quê.

Trước khi đi, tôi còn ra ngân hàng rút 50 triệu về đặt trên gối đầu của mình và một mảnh giấy ghi: “Những lời các con nói tối qua, bố đều nghe thấy hết rồi. Bố để lại 50 triệu này cho các con. 2 đứa cố gắng sống tốt, tiết kiệm lo cho tương lai của các con. Đừng về quê tìm bố”.

Tối hôm đó, tan sở về nhà, nhìn thấy số tiền và mảnh giấy tôi để lại, con trai và con dâu vội vàng gọi điện cho tôi, nói rằng chúng đã biết lỗi rồi, xin tôi đừng giận, chúng sẽ đến đón tôi về. Tôi nói với chúng rằng tôi ở nhà một mình rất thoải mái, từ nay về sau sẽ không đi tìm bạn đời nữa. Số tiền tiết kiệm được, tôi sẽ để dành cho cháu đi học.

Con trai và con dâu tôi nghe vậy, xúc động bật khóc nức nở, liên tục nói: “Bố ơi, sau này chúng con nhất định sẽ cố gắng tiết kiệm, không làm phiền đến bố nữa. Khi nào bố nguôi giận, muốn chuyển về ở cùng chúng con”.

Hành động của con trai và con dâu khiến tôi rất buồn. Tuy nhiên, chúng đã nhận ra lỗi lầm của mình, biết hối cải là được rồi. Tuổi trẻ, ai mà chẳng có lúc mắc sai lầm. Chỉ cần chúng sửa chữa, chúng vẫn là những đứa con ngoan của tôi.