Cô dâu thở phào nhẹ nhõm khi lần đầu thấy mặt chồng
Mới 17 tuổi nhưng phải cưới người hơn mình đến 37 tuổi, đây chắc chắn là trải nghiệm không ai muốn trải qua. Tuy nhiên, Quách Dực Thanh đã đồng ý cuộc hôn nhân sắp đặt và có được hạnh phúc.
Quách Dực Thanh sinh ra trong một gia đình khá giả. Nhà bà và nhà họ Trình có quan hệ rất mật thiết. Ở nhà họ Trình, Trình Tiềm là một nhân vật lớn. Ông là một vị tướng trong quân đội Quốc Dân Đảng.
Dực Thanh lớn lên xinh đẹp và có cuộc sống hiện đại. Bởi vậy, rất nhiều đàn ông đã đến nhà cầu hôn Quách Dực Thanh.
Tuy nhiên, nhà họ Quách lại ưng ý với Trình Tiềm nên quyết định tự ý sắp xếp hôn nhân.
Điều đáng nói, Trình Tiềm đã 54 tuổi, hơn bà 37 tuổi và trải qua 3 đời vợ. Quách Dực Thanh đương nhiên không đồng ý và kiên quyết phản đối. Cha mẹ bà ép con quyết liệt cộng với xã hội thời bấy giờ con cái không thể tự quyết hôn nhân. Bởi vậy, Quách Dực Thanh phải lấy “ông già” Trình Tiềm.
Ngày kết hôn, khi lần đầu thấy mặt chồng, Dực Thanh cảm thấy nhẹ nhõm vì tuy chồng già nhưng phong độ, điển trai.
Bản thân Trình Tiềm biết vợ trẻ đẹp nên càng thương và tìm cách đối xử tốt với bà.
Vợ chồng Trình Tiềm và Quách Dực Thanh.
Trình Tiềm ân cần và chu đáo vô cùng trong cách chăm sóc vợ. Hàng tháng, ông còn gửi tiền sinh hoạt phí đến nhà vợ. Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống, ông đều tự gánh vác để Dực Thanh được sống thoải mái, hồn nhiên như những người phụ nữ lứa tuổi ấy nên có.
Dần dần, hai bên bắt đầu nảy sinh tình yêu sâu sắc. Quách Dực Thanh là người thông minh và hiểu chuyện. Thời gian đó, sự nghiệp của chồng không suôn sẻ, bà luôn kề vai sát cánh rồi trò chuyện với ông. Dần dần, tình cảm của họ khăng khít chẳng thể rời xa được. Khoảng cách 37 tuổi dường như không tồn tại như thế.
Cô vợ đồng ý mang thai 16 lần vì một mục đích
Trong suốt 3 cuộc hôn nhân trước, ông không hề có người con nào. Đến khi cưới Quách Dực Thanh, Trình Tiềm khao khát có đứa con chung của họ.
Xã hội Trung Quốc những năm thập niên 1930 vẫn còn nặng nề chuyện đàn ông có con trai nối dõi tông đường. Không chỉ vậy, gia đình còn phải sinh nhiều con cái để ngày càng “khai chi tán diệp”.
Trình Tiềm thích một đứa con trai. Trong một lần nói chuyện với vợ, ông buột miệng nói ra ước nguyện có con trai. Trong giây phút đó, ông chỉ chia sẻ một cách bâng quơ chứ không hề ép buộc hay coi đó là nghĩa vụ của vợ.
Quách Dực Thanh lại cực kỳ để ý chuyện này và tìm mọi cách để có thể sinh được con trai cho ông.
Hai vợ chồng hạnh phúc suốt nhiều năm.
Bà đã mang thai đến 16 lần nhưng chỉ có 6 đứa con thuận lợi chào đời. Đáng nói hơn, cả 6 đứa trẻ đều là con gái.
Sức khỏe của vợ giảm sút khiến Trình Tiềm vô cùng lo lắng. Ông không còn quan tâm đến vấn đề con trai, con gái từ lâu lắm rồi. Trong mắt ông, cô vợ xinh đẹp và 6 cô con gái là món quà quý giá nhất mà ông có được trong cuộc đời này.
Sau này, Trình Tiềm còn nói rằng 6 cô con gái chính là những “viên ngọc quý” của nhà họ Trình.
Gia đình họ sống hạnh phúc bên nhau. Hai vợ chồng cùng đồng hành suốt 30 năm mà không hề to tiếng lấy một lần. Họ trân trọng nhau trân trọng cuộc hôn nhân nên lại càng cố gắng gìn giữ nó.
Hai vợ chồng chụp ảnh cạnh 5 cô con gái.
Một gia đình 8 người sống hạnh phúc như thế cho đến năm 1968, Trình Tiềm qua đời ở tuổi 87 vì bệnh tật. Quách Dực Thanh đau đớn khôn nguôi. Nhưng nhìn những đứa con, bà tự vực dậy bản thân mình để nuôi các con lớn khôn. Có lẽ trong những năm tháng sống với nhau, thấu hiểu rõ chênh lệch tuổi tác khá lớn, cả hai cũng đã từng nghĩ đến giây phút chia ly. Thế nhưng khi đối diện với nó, sự đau đớn là điều mà ai cũng cảm nhận thấy.
Sau này, khi Quách Dực Thanh qua đời, các con đã hỏa táng thi thể bà và tro cốt được đặt ở cùng nghĩa trang với chồng. Đến khi không còn nữa, họ lại được ở bên nhau.
Hôn nhân sắp xếp đôi khi cũng mang đến trái ngọt. Cái chính là những người trong cuộc phải đối mặt với nó và muốn nó dẫn đến kết quả thế nào. Nếu cùng nhau cố gắng, cùng nhau tiến đến một mục đích chung thì cái kết cuối ắt hẳn sẽ tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng.