Chiều hôm trước ngày giỗ, ông bà nội ăn mặc chỉnh tề, khăn đóng, áo the. Bà nội ngồi trên sập gụ bên cạnh ông, trong khi các chú bác túa vào nhà với vẻ mặt đầy toan tính. Ông nội hắng giọng yêu cầu tất cả trật tự. Sắc mặt ông không vui, cũng chẳng buồn, chỉ lạnh lùng nói: – Bao nhiêu năm nay, nếu các anh chị chăm sóc cha mẹ được như khi tranh đất lần này, thì cha mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia đất, chứ chẳng ai tranh nhau nuôi cha mẹ già bao giờ. Ông tuyên bố rõ ràng: bác cả, các chú mỗi người 200m²; bác cả thêm phần nhà thờ gỗ; các cô mỗi người 100m². Phần còn lại, hơn 300m², dành cho mẹ con tôi. Bác dâu trưởng lập tức g;ào lên phản đối: Bố chia thế không công bằng! Chồng con là trưởng, còn thím ấy chồng đã m;;ất từ lâu, lại chẳng có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng thì đất hương hỏa vào tay người ngoài sao? Chú út cũng hùa theo, nói rằng ông bà thiên vị mẹ con tôi, còn trách ông bà xây nhà “cho thiên hạ ở.” Trong khi mấy năm nay chỉ có mẹ tôi chăm ông bà còn các bác các chú không một ai đoái hoài đến. Vậy sao không ai kể ra. Lặng lẽ nghe hết, bà nội tôi mới lên tiếng, giọng bà run run nhưng đầy sức nặng…

Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xao tỵ nạnh

Nhà tôi chưa bao giờ đông đủ đến thế, chẳng biết ai bắn tin, cho dù chẳng phải ngày giỗ tết mà các bác, các chú rồi cả các cô về tụ họp rất đông đủ. Họ còn về rất sớm chứ không như bao năm nay, cúng giỗ gần đến giờ ăn họ mới mò về.

Nhà cha tôi rõ đông anh em, nhưng khi tôi lớn lên và nhận biết đầy đủ thì các chú, các bác, các cô tôi đã ăn ở riêng tây hết cả. Nhà còn lại hai ông bà nội già cả nghễnh ngãng. Mọi việc một tay mẹ tôi cáng đáng trông nom. Cha tôi gần áp út, nhưng mẹ tôi đầu đội vai gánh như dâu trưởng trong nhà, cho dù cha tôi không còn nữa. Một năm nhà tôi có tới mười lăm cái giỗ lớn nhỏ.

Đám cười, đám khóc người làng, họ tộc đều trông cả vào mẹ tôi.

Ông bác trưởng tôi giàu có lắm. Bác ở bên phố nhưng vợ chồng bác chả mấy khi về, nếu có giỗ chạp đích thân ông tôi phải điện cho bác từ mấy hôm trước. Ông bà vẫn kể cả nhà mỗi bác được học cao nhất. Bác thoát ly rồi bỏ bẵng bố mẹ và đàn em. Bác giàu nhưng chỉ thu vén cho gia đình riêng, mặc cho bố mẹ vất vả lam lũ. Mấy nay vợ chồng bác ngày nào cũng về từ sáng sớm. Bác gái đi ra đi vào, mặt khó đăm đăm khi ông tôi ngồi nói chuyện rổn rảng với cánh thợ xây nhà riêng cho mẹ con tôi ngoài ngõ.

Ngày mai nhà tôi có giỗ, Mỗi lần giỗ chạp, mẹ tôi sắp sanh mấy ngày trước đó. Người dọn nhà, rửa trước bát đũa. Đong gạo sắp đỗ, gà qué nuôi sẵn trong vườn. Đến ngày là tôi cứ việc ngâm gạo, đãi đỗ rồi cùng bà nội thổi xôi, ông nội cắt tiết làm gà đâu đấy chờ mẹ tôi qua chợ mua thêm đồ về tự nấu nướng bày biện rồi chờ các chú các bác ở xa về.

lang-que-1662471028.jpg

Lần này khác mọi lần giỗ trước, trình tự thì vẫn thế nhưng các bác các chú xa gần mượn cớ nhà có giỗ về nháp mấy hôm rồi. Họ nói ráo với nhau ngày mai nhân dịp giỗ cụ sẽ họp gia đình.

Ngay buổi chiều trước hôm giỗ cụ. Ông bà tôi chỉn chu khăn đống, áo the. Bà tôi ngồi bên ông nội trên sập gụ. Chẳng đợi mời nhưng có mặt cả ông bà nội trong nhà là các chú các bác túa đến để ghanh ghé kiện tụng nhau. Ông tôi hắng giọng bắt cả nhà trật tự. Sắc mặt ông không buồn, không vui, rất lãnh đạm và lạnh lùng. Ông bảo giá như bao nhiêu năm nay, việc chăm sóc cha mẹ mà các anh chị săm sắn như việc tranh chia đất lần này thì quí hoá quá. Ông còn nói thêm, đúng là người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia bạc chứ chẳng ai tranh nuôi bố mẹ già bao giờ..

Đất làng Hoàng quê tôi xưa kia rộng rãi lắm. Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nay ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hai cô mỗi cô 100m. Còn lại phần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi…

Bác dâu trưởng gào lên: Bố chia thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã chết từ lâu, lại không có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng, mẹ xuất giá, con tá hơm, ông bà còn chia đất cho thím ấy làm gì…
Cha tôi mất khi tôi mới vừa tròn ba tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chăm sóc bố mẹ chồng. Mẹ tôi cấy cả mẫu ruộng, chăn lợn, chăn gà, buôn thóc gạo hàng xáo, tần tảo tích cóp để có tiền chi dùng việc nhà. Ông bà tôi đau yếu luôn, mọi việc bên đây bề nọ đối nội đối ngoại mẹ tôi gánh vác hết vì các chú các bác ở xa, viện cớ rất ít về.
Ông bà nội tôi thương yêu và biết ơn mẹ tôi nhiều lắm, ông vẫn bảo với bà, nếu không có đứa con dâu này( ý nói mẹ tôi), tôi và bà trông chờ vào lũ con đẻ thì lẽ chưa ra đồng nhưng cũng cơ đơn và mệt mỏi rất nhiều. Vì cả tháng, cả năm, trừ ngày giỗ chạp, gọi mãi các cô, các chú mới về, mà về thì chỉ ăn rồi bòn mót mang đi.

Bác dâu trưởng vừa dứt lời thì chú út dưới cha tôi đã lên tiếng, chú cho rằng ông bà tôi cháu trai đầy ra không thương đi thương đứa con dâu với cháu gái . Rồi thì mẹ tôi và tôi đều lấy chồng, đất hương hoả sẽ sang tay người khác. Nào là ông bà lắm bạc nhiều tiền xây nhà cho thiên hạ ở.

Bà nội tôi nãy giờ im lặng, bỗng bà lên tiếng. Bà nói rằng bao năm nay hai thân già là ông bà làm gì ra mà có đồng nào. Vườn tuy rộng nhưng cả năm chỉ vài buồng chuối còi với dăm ba buồng cau điếc. Tất tật mấy chục năm nay ông bà nhờ cả vào mẹ tôi nuôi. Bà còn bảo, mẹ tôi tuy là dâu nhưng mẹ tôi thương ông bà thật dạ. Làng trên xóm dưới ông bà chả thua kém ai. Hai thân già đau ốm, con đẻ chưa mấy đứa mua thuốc thang tẩm bổ, nhưng mình mẹ tôi lo ông bà không thiếu thứ gì.

Bà kể trật trước bà ốm rồi ngã nằm liệt giường nửa tháng. Ông cũng đau lưng, chỉ mẹ tôi đêm hôm nâng giấc chăm bẵm đút cho bà từng thìa cháo, từng hớp nước. Mẹ tôi tắm đẵm gội đầu cho bà lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho. Khi bà ngã bệnh, ông điện thoại cho bác cả, bác kêu bác đang du lịch mãi Phú quốc. Gọi cho các chú chẳng một chú nào về. Giỗ chạp thì chỉ vác mồm về ăn. Ông còn bảo thóc gạo không tự mọc ở ruộng, gà qué, hoa quả không tự lớn ở vườn mà cho lũ các người ăn bóong.

Rồi ông tôi kể, lần ông ngã bất tỉnh ngoài sân, cũng may mà có mẹ tôi cõng đưa ông ra trạm y tế rồi thuốc thang chăm bẵm ngày đêm. Từng bước ông tập đi, từng thìa cháo bón cho ông lúc ông bên giường bệnh là đứa cháu gái này chứ đâu có thấy thằng con trai hay đứa cháu trai nào..

Ngày mai mẹ tôi lấy chồng. Mẹ tôi lấy bác hàng xóm sát nhà tôi. Ông bà tôi bảo bác ấy nhân hậu và tử tế, mẹ tôi đúng là có phúc có phần.

Ông bà tôi sớm thông báo về ngày cưới của mẹ. Ông bà đứng ra làm dăm mâm gọi là vừa lễ vấn danh vừa cưới luôn, các chú bác tôi không một ai đồng ý về. Ông bà bảo chả cần thiết sự có mặt của lũ con ghét người yêu của ấy. Đời này gặp được con dâu như mẹ tôi là phúc phận của ông bà.

Cả thanh xuân mẹ tôi tần tảo dành cho nhà chồng trong khi chồng chết quá lâu rồi. Giờ ông bà đứng ra gả chồng cho mẹ cũng chỉ là đáp đền lại tý chút công lao của mẹ. Ông tôi còn bảo, mẹ tôi từ khi mới đôi mưoi, bước chân về nhà chồng đến giờ lúc nào cũng sống đúng đạo làm con, thì chả lẽ ông bà từng này tuổi đầu lại không một lần sống đúng đạo làm cha mẹ. . . .