Từ ngày 1/7 tới, dự kiến sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và do chuyển vùng.
Báo Dân Trí ngày 7/4 đưa thông tin với tiêu đề: Nhiều người được tăng lương tối thiểu 2 lần liên tiếp từ ngày 1/7. Với nội dung như sau:
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng lương tối thiểu 200.000 đồng – 280.000 đồng và điều chỉnh các vùng.
Theo đó, sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu và tăng lương do chuyển vùng từ 410.000 đồng đến 550.000 đồng.
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định mới về mức lương tối thiểu, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng lương tối thiểu ở mức 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Dự thảo đề xuất, mức lương tối thiểu tháng sẽ được điều chỉnh như sau:
Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng
Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng
Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng
Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng
Điều chỉnh này dự kiến sẽ tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập và cải thiện đời sống, đồng thời giữ cân bằng lợi ích giữa lao động và doanh nghiệp.
Dự thảo cũng đề xuất điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, bao gồm:
Nâng vùng II lên vùng I cho một số địa phương như: Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí và Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Nâng vùng III lên vùng II cho: Thái Bình, Thanh Hóa, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Ninh Hòa và Sóc Trăng.
Nâng vùng IV lên vùng III cho: Thái Thụy, Tiền Hải, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa và Nông Cống, Ninh Phước.
Ngoài ra, đề xuất cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ như sau:
Vùng I: 23.800 đồng/giờ
Vùng II: 21.200 đồng/giờ
Vùng III: 18.600 đồng/giờ
Vùng IV: 16.600 đồng/giờ
Các mức lương tối thiểu giờ này sẽ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn.
Nếu dự thảo được thông qua đồng nghĩa với việc từ ngày 1/7 tới, sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng.
Như vậy, việc điều chỉnh vùng của các địa phương đồng nghĩa với từ ngày 1/7/2024 sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng.
Cụ thể:
Người lao động vùng IV chuyển sang vùng III được tăng lương 410.000 đồng.
Người lao động vùng III chuyển sang vùng II được tăng lương 550.000 đồng.
Người lao động vùng II chuyển sang vùng I được tăng lương 550.000 đồng.
Cũng theo Bộ LĐTB&XH, việc điều chỉnh vùng của các địa phương nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận, do các địa bàn có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.
Theo điểm b khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm từ 1/7/2024 như sau:
– 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
– 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
– 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
– 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
– 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Tiếp dến, báo Người Đưa Tin cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Ngoài 30%, lương cán bộ công chức viên chức sẽ tiếp tục được tăng thêm sau cải cách
Nội dung được báo đưa như sau:
Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 (nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước).
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, từ ngày 1/7 này, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, và viên chức sẽ được tăng khoảng 30%, bao gồm cả lương cơ bản và phụ cấp.
Tính đến năm 2025, mức lương này dự kiến sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm hàng năm khoảng 7%.
Mặc dù trong vòng 3 năm qua, việc cải cách tiền lương chưa được thực hiện, nhưng đã có 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng lên đến 29,5%. Tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 này, lương của cán bộ, công chức, và viên chức đã tăng trung bình khoảng 60%. Mặc dù con số này không phải là một bước nhảy vọt, nhưng cũng là một mức tăng đáng kể so với việc tăng trung bình hàng năm là 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Theo dự thảo Nghị định mới về mức lương tối thiểu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tăng lương tối thiểu ở mức 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, theo đề xuất, mức lương tối thiểu tháng sẽ được điều chỉnh như sau:
Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng
Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng
Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng
Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng
Điều chỉnh này dự kiến sẽ tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập và cải thiện đời sống, đồng thời giữ cân bằng lợi ích giữa lao động và doanh nghiệp.
Ngoài ra, đề xuất cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ như sau:
Vùng I: 23.800 đồng/giờ
Vùng II: 21.200 đồng/giờ
Vùng III: 18.600 đồng/giờ
Vùng IV: 16.600 đồng/giờ
Các mức lương tối thiểu giờ này sẽ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn.
Theo Sở hữu Trí tuệ
https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/nhieu-nguoi-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-ngay-17-20240407135826535.htm?
https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/ngoai-30-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-se-tiep-tuc-duoc-tang-them-sau-cai-cach-a608843.html