NSND Tường Vi q.ua đ.ời ở t.uổi 86

(Dân trí) – Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ca sĩ Ngọc Anh 3A – con dâu cũ của NSND Tường Vi – cho biết, bà m.ất l.úc 14h ngày 11/5 tại Đà Nẵng, hưởng thọ 86 t.uổi.

Ca sĩ Ngọc Anh chia sẻ thêm, những năm cuối đời, NSND Tường Vi vào Đà Nẵng ở với gia đình con trai Trần Hùng (cũng là chồng cũ của Ngọc Anh). Dù được con cháu và các bác sĩ hết lòng chăm sóc nhưng bà q.ua đ.ời ở t.uổi 86 do t.uổi cao sức yếu.

Dù chia tay chồng cũ đã lâu nhưng Ngọc Anh vẫn dành cho NSND Tường Vi sự yêu mến, kính trọng. “Dù ly h.ôn nhưng tôi vẫn gọi bà là mẹ. Mẹ đâu có lỗi gì trong chuyện của thế hệ sau. Tôi may mắn vì bà luôn yêu thương”, chị nói.

L.úc s.inh thời, NSND Tường Vi từng chia sẻ, khi Ngọc Anh mới về l.àm dâu, hai người chưa hiểu nhau vì tính cách khác biệt. Bà vốn là ca sĩ quân đội, trang phục, tác phong nghiêm cẩn, trong khi con dâu bà quá hiện đại.

Nhưng sau này khi đã hiểu nhau, hai mẹ con có thể tâm sự nhiều chuyện với nhau. Thậm chí, khi Ngọc Anh sang Mỹ, cô cũng động viên mẹ đi cùng nhưng bà bận việc nên kh.ông đi được.

NSND Tường Vi s.inh năm 1938 tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm 1967, bà t.ốt n.ghiệp khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Năm 1974, bà theo học tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.

Trong những năm chiến tranh, nữ ca sĩ theo đoàn văn công đi biểu diễn nhiều nơi trên các chiến trường, dùng tiếng hát át tiếng bom.

Bà cũng thu âm nhiều và nổi tiếng trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam với các ca khúc bất hủ như: Tiếng đàn Ta Lư, Cô g.ái vót ch.ông, Em là hoa Pơ Lang, Người con g.ái sông La… Tiếng hát của nữ nghệ sĩ đa dạng, thể hiện được nhiều dòng nhạc, từ bán cổ điển, cách mạng tới dân ca.

Đặc biệt, với bài hát Cô g.ái vót ch.ông, NSND Tường Vi được nhiều người nhớ đến khi hát được nốt nhạc Eb6 – một nốt nhạc rất cao của giọng nữ và là nốt nhạc cao nhất mà một ca sĩ Việt Nam c.hạm tới trong một tác phẩm vào thời điểm bấy giờ.

Dù kh.ông phải người đầu tiên thể hiện ca khúc Cô g.ái vót ch.ông nhưng chính NSND Tường Vi đã dùng tiếng hát của mình đưa bài hát này lên một đ.ỉnh cao mới, tạo tiếng vang lớn với cả giới chuyên môn lẫn công chúng.

Ngoài tiếng hát, NSND Tường Vi còn là một nhạc sĩ đa tài với nhiều sáng tác nổi tiếng như: Phi đội ta xuất kích, Quê hương anh là biển cả, Em lắng nghe tiếng đời,… Cùng với đó là các ca khúc viết cho thiếu nhi như: Đời cho em những nốt nhạc vui, Trái tim ơi đừng buồn, Ước mơ của b.é là hòa bình…

Sau này, bà l.àm g.iảng viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình công tác tại đây, bà từng đào tạo nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Đồng Quang Vinh, Giáng Son, Khánh Thi…

Ngoài ra, bà còn là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1982.

Năm 1992, khi gặp một s.ố trẻ em mồ côi, bà bắt đầu mở một lớp dạy nhạc cho các em. Sau đó, được sự ủng hộ và quyên góp của nhiều người, NSND Tường Vi quyết định lập nên Trung tâm Nghệ thuật t.ình thương với mục đích nuôi dưỡng, đào tạo nghệ thuật cho trẻ em bị khuyết tật, mồ côi.

NSND Tường Vi (ngoài cùng, bên phải) và các em nhỏ đón đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Trung tâm Nghệ thuật t.ình thương (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Trung tâm Nghệ thuật t.ình thương của NSND Tường Vi cũng là nơi vinh dự đón những chuyến viếng thăm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông còn s.ống.

Hiện, trung tâm có 3 cơ sở tại Hà Nội, TPHCM và TP Đà Nẵng. Những trẻ em tại trung tâm đã được đi biểu diễn nhiều nơi, nhiều em thi đỗ vào các trường nghệ thuật trong cả nước.

Với những cống hiến trong nghệ thuật, nữ nghệ sĩ sớm được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1984 và Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1993. Bà cũng vinh dự là nghệ sĩ h.iếm hoi được ghi tên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1996.