Ngày hôm đó, tôi chợt nhớ lại những ngày tháng tuổ.i thơ được bác cả yêu thương, che chở.
Người ấy giờ đã không còn nữa rồi!
Tôi là con gái duy nhất trong gia đình có nhiều anh em họ hàng. Bố tôi có 3 anh em, ông là con thứ hai. Bác cả có một con trai, chú út có hai con trai, chỉ có bố mẹ tôi là có đủ nếp đủ tẻ.
Bác cả từng nói với bố mẹ tôi rằng: “Nhà lão hai đúng là có phúc, con trai con gái đều có, sau này về già không lo không có người chăm sóc”. Bố mẹ tôi đều vui lắm.
Gia đình tôi sống chung trong một căn nhà lớn. Lúc nhỏ, tôi được mọi người cưng chiều hết mực. Nhà có gì ngon, bác cả đều bảo các anh nhường tôi. Mỗi lần tôi cãi nhau với các anh, chú út chỉ cần giơ tay lên là các anh tôi im bặt.
Bác cả thấy tôi gầy yếu nên lén mua sữa cho tôi uống. Sáng sớm nào bác cũng mang sữa đến cho tôi trước khi các anh thức dậy.
Vào những ngày phải xuống ruộng làm việc, bác đứng giữa sân gọi: “Thanh niên trai tráng theo tôi ra ruộng làm việc. Cháu gái ở nhà phụ bà nội nấu cơm”. Các anh tôi nghe vậy thì phụng phịu: “Không công bằng”.
Bố tôi từng nói: “Trong nhà, người thương con nhất là bác cả đấy”.
Tôi nhớ có lần tôi bị sốt, cả nhà đều lo lắng, bố tôi mua thuố.c cho tôi uống nhưng vẫn không hạ sốt. Bác cả đi làm về thấy vậy thì vội bế tôi đi bệnh viện. Lúc đó nhà nghèo, việc đi bệnh viện là rất tốn kém. Bác cả liền nói sẽ tự chi trả tiề.n viện phí. Nghe mẹ tôi kể lại thì lần đó, tôi bị sốt xuất huyết, bác cả phải bán 2 con lợn mới đủ tiề.n trả thuố.c men và phí chữa trị.
Năm tôi thi đại học, bác cả dúi vào tay bố tôi 4 triệu và nói phải cho tôi học đến nơi đến chốn. Con gái càng học cao thì càng có tương lai.
Tốt nghiệp đại học, tôi ở lại thành phố làm việc. Tôi tìm được một công việc tốt và lập gia đình ở thành phố. Chồng tôi có điều kiện kinh tế khá giả.
Năm ngoái, con trai cả của chú út lấy vợ, chú ấy hỏi vay tôi 100 triệu. Bác cả biết chuyện liền mắng chú út một trận.
Bác cả nói: “Dù có khó khăn gì thì cũng không được vay tiề.n của cháu gái. Con bé lấy chồng xa nhà như vậy, chúng ta đã giúp được gì cho nó chứ?”.
Tôi hiểu bác cả lo lắng cho tôi nhưng kinh tế tôi đã vững, tôi nói bác đừng lo cho cháu, rồi tôi chuyển khoản cho chú út 120 triệu, trong đó cho vay 100 triệu và biếu chú 20 triệu.
Sau đó, em trai tôi đến thành phố làm việc, ở nhờ nhà tôi một tháng. Bác biết chuyện liền gọi điện bảo em tôi ra ngoài thuê nhà ở, không được làm phiền chị gái và anh rể. Tôi nghe mà cảm động vì dù tôi đã lớn, cũng làm mẹ rồi, nhưng trong mắt bác thì tôi vẫn là cô cháu gái bé bỏng ngày nào.
Ảnh minh họa
Mấy ngày trước, bố gọi điện báo tin bác cả phải nhập viện. Lúc đó tôi đang đi công tác ở tỉnh ngoài, trên đường về, tôi ghé qua nhà một chuyến.
Hôm đó trời mưa rất to, xe chạy chậm, tôi sốt ruột vô cùng. Đến bệnh viện thì đã quá trưa, tôi không kịp ăn uống gì mà vội vàng chạy thẳng lên khoa nội trú.
Đến phòng bệnh, bác gái đang đút cơm cho bác cả. Bác cả thấy tôi đến thì vội vàng bảo bác gái lấy ghế cho tôi ngồi.
Bác cả nhìn tôi với ánh mắt xó.t x.a: “Con bé này, trời mưa to thế này, sao còn chạy đến đây làm gì?”.
Sau khi nói chuyện với bác cả và bác gái được một lúc, tôi phải về. Tôi lấy 5 triệu trong túi đưa cho bác cả và nói: “Bác đừng tiếc tiề.n, cứ nghe lời bác sĩ, điều trị cho khỏi bệnh. Gần đây con đi công tác suốt, trong người chỉ có chừng này tiề.n mặt, bác cầm lấy mà chi tiêu. Để khi nào về, con bảo anh con mang thêm đến cho bác”.
Tôi biết chắc bác cả sẽ không nhận tiề.n chuyển khoản nên mới nghĩ cách gửi cho anh trai để anh đưa cho bác.
Bác cả cười nói: “Thôi, cháu đừng đưa tiề.n cho bác. Bác chưa đến nỗi phải để các cháu cho tiề.n. Bác còn mà. Cháu có lòng là bác vui rồi”.
Lúc tiễn tôi ra về, bác gái muốn trả lại tiề.n, tôi liền đẩy tay bác và nói: “Thôi mà bác”. Tôi mỉm cười chào tạm biệt bác gái rồi lên xe. Mắt tôi cay sè, tôi chớp mắt, nhìn bóng bác gái khuất dần rồi mới lái xe đi.
Rạng sáng hôm sau, khi tôi vừa thức dậy thì nhận được điện thoại của bố nói là bác cả đã đi rồi, đi đột ngột lúc 1 giờ sáng. Tôi choáng váng lảo đảo rồi bật khóc nức nở.
Ngày hôm đó, tôi chợt nhớ lại những ngày tháng tuổ.i thơ được bác cả yêu thương, che chở. Bác cả lúc nào cũng chỉ nghĩ cho tôi, không muốn làm phiền đến tôi, ngay cả khi bác ấy gặp khó khăn, vậy mà giờ đây bác của tôi đã không còn trên đời này nữa rồi!