Tôi đã tham gia buổi họp lớp vì muốn được gặp lại bạn cũ để tâm sự, trò chuyện vui vẻ, thế nhưng mọi thứ không như tôi tưởng tượng.
Câu chuyện của bà Ngô được chia sẻ trên MXH Toutiao (Trung Quốc) thu hút nhiều sự chú ý từ CĐM.
Tôi tên là Ngô Nguyệt Linh, năm nay tôi 62 tuổi. Tôi và chồng đang tận hưởng khoảng thời gian thư giãn sau khi nghỉ hưu. Một hôm, tôi bỗng nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Ban đầu tôi phớt lờ, không nghe máy. Tuy nhiên, đầu dây bên kia vẫn kiên trì gọi rất nhiều cuộc điện thoại khiến tôi không khỏi tò mò mà nhấc máy.
Khi tôi bắt máy, một giọng nam vừa quen vừa lạ vang lên. Cậu ấy tự giới thiệu là Phương Khải, bạn học cùng lớp cấp 3 cũ của tôi. Thời đi học, Phương Khải là lớp trưởng, còn tôi là lớp phó học tập. Cậu ấy gọi điện để mời tôi tham dự buổi họp lớp vào cuối tuần.
Đã từ rất lâu, tôi không tham gia các cuộc họp do bận rộn với công việc. Hiện giờ, tôi đã nghỉ hưu và dư dả thời gian hơn. Tôi vẫn luôn nhớ nhung về tình bạn ngây thơ, đẹp đẽ thuở niên thiếu. Vì vậy, khi nhận được lời mời từ Phương Khải, tôi đã nghĩ chắc chắn bản thân sẽ tham gia buổi họp lớp lần này để gặp lại những bạn học cũ. Tôi rất muốn biết tình hình cuộc sống của các bạn.
(Ảnh minh hoạ)
Tới ngày họp lớp, tôi đặc biệt mặc một bộ váy tươm tất và trang điểm nhẹ để che đi dấu vết của thời gian. Tôi phấn khởi đến địa điểm đã hẹn tại phòng ăn đã đặt trước trong một khách sạn. Đến nơi, tôi chỉ nhìn thấy một số người bạn cùng lớp ngồi rải rác quanh bàn ăn lớn. Một vài người khác tụ tập lại, nói chuyện và cười đùa cùng nhau.
“Sao lại có ít người như vậy?”, tôi có chút bối rối hỏi Phương Khải đang ngồi bên cạnh. Cậu ấy giải thích bản thân đã thông báo cho tất cả bạn nhưng một số người không thể đến vì bị bệnh hoặc lý do khác. Dù số lượng người tham gia ít hơn dự kiến nhưng tôi vẫn nhiệt tình chào hỏi các bạn học cũ, chia sẻ về cuộc sống trong nhiều năm qua.
Tôi hối hận, không muốn nán lại buổi họp lớp này một giây phút nào
Khi những món ăn ngon lần lượt được bày biện ra bàn, không khí của buổi họp lớp dần sôi động hơn. Mọi người cùng nhau nâng cốc và uống rượu, nói chuyện rôm rả. Một số người bạn đi tới chỗ ngồi của tôi để bắt chuyện, trong đó có Tố Na – người từng rất thân thiết với tôi hồi còn đi học.
Đang lúc tôi cao hứng, bất chợt, Tố Na đưa ra một câu hỏi khiến tôi lặng người: “Nguyệt Linh, mình nghe nói con trai cậu đã mở một công ty nội thất lớn đang kinh doanh rất phát đạt đúng không?”. Nghe thấy vậy, tôi chỉ khiêm tốn đáp rằng đó là do con trai tôi đã tự phấn đấu, nỗ lực mới đạt thành công như hiện tại.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Tố Na tiếp tục nói: “Con gái tôi đã tốt nghiệp Đại học được 2 năm. Tuy nhiên, đến bây giờ con bé vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Mình muốn xin giúp con gái một công việc ổn định tại công ty của con trai cậu được không? Con gái mình có bằng Cử nhân ngành Kế toán và có khả năng làm việc rất tốt”.
Do không muốn mất hòa khí, tôi ngại từ chối trực tiếp Tố Na mà phải khéo léo nói rằng tôi chưa bao giờ hỏi han về tình hình công việc của con trai. Đồng thời, tôi khuyên Tố Na nên để con gái trực tiếp đến công ty phỏng vấn.
Đúng lúc tôi đang cảm thấy khó xử thì Chu Băng – một bạn học cũ khác cầm ly rượu đi tới, trên mặt tươi cười nói: “Nguyệt Linh, mình cũng muốn nhờ cậu một việc. Cháu trai mình hiện giờ đang là họa sĩ ở quê và muốn tìm việc làm ở thành phố. Mình nghe nói con trai cậu đang mở một công ty nội thất. Cậu có thể giúp cháu trai minh được làm ở vị trí nhân viên thiết kế không?”.
Sau khi nghe lời nhờ vả của Chu Băng, tôi vô cùng sửng sốt. Lúc này tôi mới nhận ra, buổi họp lớp không đơn giản như tôi tưởng tượng mà dường như đang biến chất trở thành “hội chợ tuyển dụng”.
(Ảnh minh hoạ)
Trước những yêu cầu từ các bạn cùng lớp, tôi rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Tôi không thể trực tiếp đồng ý yêu cầu của các bạn vì công ty của con trai tôi không thiếu người. Hơn nữa, tôi cũng không có quyền quyết định, xen vào việc tuyển dụng tại công ty của con. Tuy nhiên, tôi không thể từ chối thẳng thừng vì lo rằng mình sẽ khiến các bạn phật ý. Do đó, tôi chỉ có thể lảng tránh và trả lời qua loa cho xong chuyện.
Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng về những người bạn đã từng rất thân thiết, tôi chỉ muốn đi về ngay lập tức nhưng vì phép lịch sự, tôi vẫn ở lại đến cuối buổi. Sau bữa tiệc, tôi trở về nhà với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tôi cũng nói với con trai về yêu cầu của các bạn cùng lớp.
Sau khi nghe điều này, con trai tôi cũng nói rằng công ty không thiếu nhân lực, các vị trí kế toán, nhân viên thiết kế đều đã tuyển đủ người. Tôi quyết định gọi điện thoại và nói thật với các bạn về lý do từ chối của con trai. Tôi nhận thấy giọng nói của họ vô cùng khó chịu, thậm chí có ý mỉa mai tôi không muốn giúp đỡ.
Tôi không bao giờ muốn tham dự buổi họp lớp như vậy thêm lần nào nữa. Ban đầu, tôi nghĩ rằng buổi họp lớp này là cơ hội để những bạn học cũ đã nhiều năm không gặp cùng ôn lại kỷ niệm và kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc sống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tôi thấy vô cùng mất thiện cảm với những buổi họp lớp tương tự.