Tôi tên là Thạch Linh, tôi 55 tuổi. Những năm qua tôi sống một mình, mặc dù còn có một đứa con trai, nhưng cũng không thể dựa vào được. Con trai tôi làm việc ở thành phố khác, sau khi có gia đình riêng ít khi quan tâm đến tôi, một năm về thăm 2 lần. Về mặt kinh tế, con trai cũng chẳng giúp được gì nhiều cho tôi. Việc con trai tôi không đưa tiền tiêu không phải là vấn đề lớn, quan trọng là đôi khi con trai còn để ý đến chút tiền tiết kiệm của tôi. Người con như vậy có phải là chỗ dựa của tôi không? Tôi nghĩ người mà tôi có thể dựa vào chỉ có thể là chính mình.
Chăm sóc tuổi già chắc chắn cần tiền, tôi chỉ có tổng cộng 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng), vì trước đây khi con trai kết hôn tôi đã chi không ít. Mặc dù mỗi tháng tôi có 3.000 NDT(khoảng 10 triệu đồng) tiền lương hưu, nhưng tôi luôn cảm thấy không có cảm giác an toàn.
Từ năm ngoái, tôi đã có kế hoạch tìm một bạn đời, hy vọng sau này có người đồng hành với tuổi già của tôi. Ông Hà xuất hiện đúng vào thời điểm này, điều kiện của ông Hà rất tốt. Ông năm nay 63 tuổi, có một căn nhà 5 tầng, ở thành phố chúng tôi một căn nhà như vậy ít nhất cũng phải 2 – 3 triệu NDT (khoảng 7-10 tỷ đồng).
Ảnh minh họa.
Tiền lương hưu của ông Hà khá cao, mỗi tháng hơn 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng), có hai tầng nhà cho thuê, mỗi tháng cũng có một khoản tiền cho thuê nhà. Quan trọng nhất là con trai ông Hà cũng không cần ông hỗ trợ, con trai ông mở công ty ở nơi khác, nghe nói phát triển rất tốt, mỗi tháng còn gửi cho ông Hà 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng) chi phí sinh hoạt. Điều kiện như vậy khiến tôi rất hài lòng.
Tính cách của chúng tôi rất hợp nhau. Tôi và ông Hà có rất nhiều chuyện có thể chia sẻ được với nhau. Từ khi quen ông ấy, tôi thấy cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn. Ông Hà cũng rất hào phóng, gần như lần nào đi chơi cũng là ông trả tiền. Tôi rất hài lòng về ông ấy.
Sau vài tháng quen nhau, tôi vẫn không thể tìm ra điều gì không ổn ở ông Hà. Người đàn ông tốt như vậy, tôi không muốn bỏ lỡ, vì vậy tôi đã đăng ký kết hôn với ông ấy. Lúc đó, tôi đầy hy vọng và mộng tưởng về cuộc hôn nhân này, tôi nghĩ rằng sau này mình sẽ có một gia đình, có người quan tâm đến mình. Sau khi kết hôn không lâu, tôi bắt đầu có chút hối hận. Ông ấy hoàn toàn khác trước và sau khi kết hôn.
Trước đây, ông Hà rất tôn trọng ý kiến, lời nói của tôi. Sau khi kết hôn, ông ấy thể hiện rõ tính gia trưởng, bất kể việc gì tôi cũng phải xin phép ông ấy trước, chỉ khi ông ấy đồng ý tôi mới được thực hiện. Ban đầu ông ấy nói rất hay, ông nói rằng gia đình cần vợ chồng cùng nhau đóng góp, công việc nhà ông ấy sẽ cùng tôi chia sẻ, chắc chắn không coi tôi như bảo mẫu.
Tuy nhiên, ngoài tuần đầu tiên sau khi kết hôn, ông Hà chia sẻ chút việc nhà, sau đó ông ấy không đụng tay vào nữa. Ngày 3 bữa ăn đều do tôi nấu, giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa cũng là tôi làm. Mặc dù trong nhà có máy giặt nhưng ông Hà nói rằng quần áo của ông ấy rất đắt tiền, chất liệu cũng đặc biệt, không thể dùng máy giặt, bảo tôi phải giặt tay.
Ảnh minh họa.
Nếu chỉ có vậy, tôi vẫn có thể chịu đựng được. Điều tôi không thể chấp nhận được là khi tôi làm việc, ông Hà luôn đứng bên cạnh soi mói và thường xuyên chỉ đạo tôi phải làm theo ý của ông ấy. Công việc mà bình thường tôi chỉ 10 phút để hoàn thành, khi có ông ấy can thiệp thì đôi khi phải mất đến nửa tiếng. Nếu tôi làm không vừa ý ông Hà, ông ấy sẽ phàn nàn mãi không thôi, khiến tôi cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trước khi kết hôn, ông Hà cũng hứa rằng sẽ lo chi phí sinh hoạt, không để tôi phải lo lắng về tiền bạc. Thực tế, mỗi tháng ông Hà chỉ đưa cho tôi 1000 NDT (khoảng 3 triệu đồng) tiền sinh hoạt, còn yêu cầu tôi ghi chép tất cả các khoản chi tiêu vào sổ, để ông ấy kiểm tra định kỳ. Điều này rõ ràng là không tin tưởng tôi chút nào, khiến tôi rất buồn lòng.
Với mức tiêu dùng hiện nay, số tiền ấy không đủ để sống cho hai người, tôi muốn ông Hà chi thêm tiền sinh hoạt. Ông ấy lập tức phản đối và nói rằng tôi tiêu tiền hoang phí, không biết cách quản lý chi tiêu. Dù nói thế nào thì ông Hà cũng cho là mình đúng, tôi phải nghe theo ông ấy, nếu không thì cuộc tranh luận sẽ không bao giờ kết thúc.
Đôi khi, ông Hà tự mình đi mua những loại trái cây đắt tiền, rồi lén giấu trong phòng chứa đồ, chỉ khi tôi không để ý thì ông ấy mới ăn. Nếu không phải tôi dọn dẹp thì tôi cũng không biết được điều này. Dù ông ấy luôn nói chúng ta là một gia đình nhưng hành động thì luôn phòng bị tôi, sợ tôi lợi dụng ông ấy.
Sau đó xảy ra một chuyện khiến tôi không muốn tiếp tục chịu đựng ông Hà nữa. Quê tôi hầu như nhà nào cũng trồng vải thiều, từ nhỏ tôi đã rất thích ăn vải thiều, nhưng vải thiều ở chỗ chúng tôi bán rất đắt, tôi không nỡ mua ăn.
Lúc ấy, cháu trai tôi ở quê gửi cho tôi 20kg vải thiều. Tôi mở ra chưa ăn được mấy quả thì có một người bạn gọi điện nhờ tôi giúp giải quyết chút việc. Tôi ra ngoài lo việc tốn cả buổi mới xong, về đến nhà thì phát hiện 20kg vải thiều chỉ còn lại chút xíu ở đáy thùng, cộng lại không đến 2kg. Tôi tưởng nhà bị trộm, xem camera mới biết là ông Hà lấy đi. Đợi ông Hà về, tôi hỏi ông ấy đã đem vải thiều đi đâu rồi.
Ông Hà nói với tôi: “Vải thiều cháu em gửi ngon lắm, anh lấy một ít biếu người thân bạn bè rồi, anh còn chừa lại cho em một ít đấy. Nếu không đủ ăn, bảo cháu em gửi thêm”.
Trái cây ông ấy mua thì giấu tôi để ăn, còn vải thiều cháu tôi gửi thì ông ấy lại đem đi biếu người khác.
Ảnh minh họa.
Trước đây, dù rất bất mãn với ông Hà nhưng tôi cũng chưa từng cãi nhau với ông ấy. Hôm đó, tôi thật sự không thể kìm nén được cơn giận của mình, liền nổi nóng với ông Hà: “Ông thu nhập hàng tháng nhiều như vậy, mua bao nhiêu vải thiều chẳng được? Nhà mẹ tôi vất vả gửi chút trái cây cho tôi, ông còn lấy đồ của tôi đi làm quà, sao ông quá đáng đến thế? Người ta nói càng có tiền càng keo kiệt, trước đây tôi không tin, bây giờ tôi đã tin rồi. Chúng ta sống chung 3 tháng, tôi đã hiểu rõ cách cư xử của ông. Tôi thấy chúng ta không hợp nhau, cũng không cần tiếp tục nữa, hôm nay chúng ta đi ly hôn đi”.
Ông Hà nghe tôi nói vậy, cảm thấy mất mặt, trong cơn giận dữ liền đồng ý. Ngày hôm đó, chúng tôi đến cục dân chính để làm thủ tục ly hôn. Ngay sau đó, tôi đã lập tức chuyển về nhà mình.
Trải nghiệm này khiến tôi nhận ra rằng đàn ông không đáng tin cậy, trước khi kết hôn nói rất hay, nhưng sau khi kết hôn lại không làm được như vậy. Dù suy nghĩ này của tôi có phần hẹp hòi, không phải người đàn ông nào cũng giống ông Hà, nhưng tôi thực sự không muốn thử nữa. Sau này, tôi sẽ sống một mình.
Bây giờ tôi mới 55 tuổi, tôi sẽ tìm cách kiếm một công việc để làm thêm vài năm nữa, lúc đó trong tay cũng có thêm chút tiền tiết kiệm, cộng thêm tiền lương hưu cũng sẽ đủ trang trải.
Tôi cũng hiểu ra rằng chúng ta không nên đặt quá nhiều hy vọng vào con cái và bạn đời. Cuối cùng, chúng ta vẫn phải dựa vào chính mình, có khả năng và có tiền thì cuộc sống mới vững vàng. Chỉ cần nỗ lực, chắc chắn sẽ có thể gặt hái được một tuổi già hạnh phúc và tốt đẹp.