Tôi đi làm cả ngày, lương tháng cũng chỉ nhỉnh hơn 10 triệu. Trong khi đó, mẹ chồng lĩnh lương hưu tới tận 15 triệu mỗi tháng, lại chẳng phải chi tiêu gì ngoài việc… ăn và chỉ đạo ăn.
Tháng nào bà cũng dúi cho tôi đúng 2 triệu, kèm câu nói đi kèm như mặc định:
“Tao ăn ít, có 2 bữa cơm với tụi bây, cần gì nhiều.”
Nhưng cơm thì bà luôn đòi phải có món mặn, món canh, dưa xào, đồ tráng miệng, bữa nào cũng phải có hải sản — cá thu, tôm sú, mực nang… Hôm nào không ưng là chê bai cả mâm, còn gọi điện kể xấu con dâu với họ hàng.
Tôi nuốt ức chế vào trong suốt 6 tháng trời, đến hôm đó thì bùng nổ.
Lúc đi chợ, tôi ghé hàng cá quen, thấy họ đang lén lút bỏ cả thau cá ươn ra phía sau. Tôi hỏi, họ bảo:
“Cá này để bán cho quán nhậu nướng mặn. Chị mà cần thì để rẻ cho.”
Tôi nhìn mà cười:
“Được, cho tôi một mẻ.”
Về nhà, tôi ướp gia vị thật kỹ, làm canh chua cá, cá kho, cá chiên xù, bày một mâm như nhà hàng hải sản. Bà mẹ chồng hôm đó vui ra mặt, vừa ăn vừa tấm tắc:
“Cá hôm nay tươi đấy, ngon hơn mấy hôm trước.”
Tôi chỉ im lặng, ngồi nhai cơm nguội.
2 tiếng sau, bà bắt đầu thấy buồn nôn, chóng mặt rồi đau bụng dữ dội. Chúng tôi phải đưa bà đi viện trong đêm.
Lúc bác sĩ bảo:
“Ngộ độc do thực phẩm không đảm bảo. May mà cấp cứu kịp.”
Tôi tưởng bà sẽ nổi điên lên mà trách tôi, ai ngờ… sau hôm đó về, bà rút ví, đưa hẳn 5 triệu, không nói thêm lời nào. Mỗi bữa ăn sau cũng ăn gì được nấy, không còn than phiền món mặn nhạt.
Tôi không hả hê, chỉ lặng lẽ nghĩ bụng:
“Đây là bữa ăn duy nhất trong đời con dâu nấu bằng cá ươn. Và là bữa đầu tiên mẹ chồng học được bài học về sự công bằng.”