Hàng tháng, tôi phải chuyển cho vợ 7 triệu đồng để tiêu, đưa mẹ vợ hơn 10 triệu đồng lo chi phí sinh hoạt.
Thế nhưng, họ vẫn liên tục trách móc
Vợ chồng tôi kết hôn gần 10 năm, hai năm gần đây chuyển về sống chung cùng mẹ vợ. Do khác biệt thế hệ, thói quen sinh hoạt và tính cách mẹ vợ hay gắt gỏng nên mâu thuẫn thường xuyên xảy ra giữa hai mẹ con.
Mẹ vợ tôi là người hay cằn nhằn, chì chiết. Mới đây, vì chuyện tôi không rửa bát sau khi ăn tối mà gia đình tôi lại cãi nhau lớn. Vợ tôi và mẹ cô ấy thay nhau trách móc tôi, sau đó vợ tôi dọa sẽ ly hôn.
Vợ tôi là con một, mọi người có lời khuyên nào để chúng tôi không phải sống chung cùng mẹ vợ nữa không? (Mẹ vợ tôi 59 t.uổi, đã về hưu và đang tìm việc làm).
Vợ tôi là người không ổn định về mặt cảm xúc, thường xuyên gào thét, bỏ nhà đi (Ảnh minh họa).
Thứ nhất, tối qua tôi vừa nói chuyện với vợ, chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau nhỏ rồi nhắc đến ly hôn. Cô ấy nói, do mẹ tôi xúi giục mà tôi muốn ly hôn với vợ và vì tôi thường về nhà muộn sau khi chơi thể thao buổi tối nên cô ấy nghi ngờ tôi chơi bời.
Vợ tôi đã đặt lịch hẹn thứ hai tuần sau đi Cục Dân chính. Tôi đồng ý rồi, cũng hơi mệt mỏi, nhưng tôi cảm thấy chưa đến mức phải ly hôn, chỉ cần thay đổi một chút thì không đến nỗi thế này.
Một lý do lớn nữa là cô ấy cảm thấy bố mẹ tôi đối xử tệ bạc với cô ấy, khiến cô ấy tủi thân. Trong lần cãi nhau này, cô ấy còn cố tình gọi điện thoại và nhắn tin cho mẹ tôi lúc nửa đêm, khiến cả nhà không được yên.
Thứ hai, con gái tôi sắp 9 t.uổi. Năm ngoái, vợ tôi ở nhà hơn nửa năm để chăm sóc con. Sau đó, tôi giúp cô ấy hoàn thiện hồ sơ và tìm được việc làm. Tuy nhiên, hôm qua cô ấy bảo, công ty đã phá sản và lại nhờ tôi tìm công việc mới. Hai công việc trước đây cũng là do tôi nhờ người quen giới thiệu cho vợ.
Vợ tôi là người rất hay cáu giận, một khi cãi nhau là sẽ la hét ầm ĩ, có lẽ do cô ấy được nuông chiều từ nhỏ. Chúng tôi quen nhau từ thời đại học. Giờ đây, tôi cảm thấy đối với cô ấy chỉ còn là tình thân, không còn tình yêu.
Thứ 3, kinh tế gia đình chủ yếu do tôi gánh vác, lương tôi cao gấp 4 lần vợ. Tôi không hút thuốc, không uống rượu, không cờ bạc, nấu ăn cũng khá ngon. Tôi thừa nhận mình hơi lười, nhưng có thể thay đổi. Mẹ vợ 59 t.uổi vẫn đi làm một phần vì bà bảo muốn kiếm thêm thu nhập giúp chúng tôi, một phần vì bà có một số khoản nợ bên ngoài.
Thứ 4, tất cả mật khẩu thẻ ngân hàng của tôi thì vợ đều biết. Từ năm ngoái, mỗi tháng tôi đều phải chuyển 7 triệu đồng vào thẻ của vợ. T.iền trả góp xe, trả góp nhà, chi phí sinh hoạt đều do tôi lo liệu. Ngoài ra mỗi tháng, tôi đưa cho mẹ vợ 10,5 triệu đồng chi phí sinh hoạt.
Thứ 5, vào cuối tuần, chúng tôi thường đi xem phim cùng con. Trước khi mẹ vợ đến ở cùng, cả gia đình 3 người chúng tôi hay đi leo núi, đi chơi dạo phố. Sau khi mẹ vợ đến, hai mẹ con họ đi mua sắm với nhau, còn tôi tự chơi với con.
Thứ 6, mẹ vợ tôi là người rất mạnh mẽ, có lẽ do không hợp tính cách nên bà đã ly hôn với chồng. Vợ tôi là người cảm xúc rất không ổn định. Hôm nay, cô ấy lại phát cáu ở nhà, gào thét, khóc lóc, trách tôi vì không mua quà sinh nhật đắt t.iền cho cô ấy (cô ấy không cần quần áo hay mỹ phẩm đắt đỏ mà cần những thứ như vàng).
Trong lúc nhắc đến vấn đề đi làm, do tôi nói vài câu khuyên nhủ, vợ tôi cảm thấy bị coi thường, cho rằng bản thân không kiếm được t.iền.
Tôi hỏi con gái: “Con có muốn mẹ và bố chia tay nhau không?”. Con bé trả lời rằng, con không muốn có mẹ kế.
Bây giờ, vợ tôi đưa con ra ngoài rồi, chắc là ở khách sạn. Tôi cảm thấy mệt mỏi, cảm xúc của cô ấy quá không ổn định, cũng không biết có nên tiếp tục hay không, nhưng cũng không muốn con không có gia đình trọn vẹn”.
Dưới phần bình luận, nhiều người cho rằng, nam chính quá lười biếng dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Một số khác cho rằng, anh nên tiết kiệm t.iền, mua nhà gần đó rồi cùng vợ dọn ra ở riêng.
“Vì bạn là người k.iếm t.iền chính trong gia đình và có thu nhập cao, bạn có thể thuê một căn nhà trong cùng khu phố cho mẹ vợ để bà ở. Việc này vừa giải quyết được vấn đề mâu thuẫn, vừa tạo không gian riêng tư cho vợ chồng bạn”, một dân mạng bình luận.