Nhớ con cũng chỉ gọi được vài cuộc điện thoại quanh năm chỉ biết nhớ con gái mòn mỏi. Rồi vì nhớ con quá, người mẹ nghèo mới ra bưu điện gửi cho con gái một vài chiếc bánh rán, vài quả trứng luộc mà ngày bé cô ở nhà thích ăn nhất cùng với một bức thư.
Không phải người đàn ông nào cũng có thể hiểu được vợ mình và biết được suy nghĩ của vợ để đủ thông cảm. Càng không phải gia đình nhà chồng nào cũng có thể hiểu được ý nguyện của cô con dâu. Cuộc sống làm dâu trong gia đình nhà chồng đã vất vả. Được gả vào một gia đình nhà chồng tốt thì đó là điều may mắn, còn nếu không thì có lẽ đó là cực hình của người phụ nữ.
Cô sống trong gia đình nhà chồng đến nay đã 5 năm. Bố mẹ chồng là những người khó tính, họ soi xét con dâu từng chút một. Còn chồng lại chẳng phải là người tinh tế có thể hiểu và thông cảm cho vợ mình.
Trở thành con dâu của nhà chồng, sống chung đến 5 năm nhưng chưa một lần đứa con dâu như cô được về thăm bố mẹ đẻ. Chỉ vì, đường xá xa xôi, gia đình nghèo khó kinh tế khó khăn tiền đi lại cũng tốn kém nên đến cả một lần về thăm bố mẹ cô con dâu ấy cũng không dám xin. Bố mẹ cô ở quê cũng đã có tuổi, đi xe chẳng đi được, ở nhà có gì thì cũng không biết làm sao.
Nhớ con cũng chỉ gọi được vài cuộc điện thoại quanh năm chỉ biết nhớ con gái mòn mỏi. Rồi vì nhớ con quá, người mẹ nghèo mới ra bưu điện gửi cho con gái một vài chiếc bánh rán, vài quả trứng luộc mà ngày bé cô ở nhà thích ăn nhất cùng với một bức thư.
Nhận thư và hộp quà nhỏ của bố mẹ ở quê gửi ra. Đọc xong bức thư cô con dâu rơi nước mắt khi biết bố mẹ ở nhà quá nhớ mình liền tức tốc xin phép bố mẹ cho về nhà thăm bố mẹ đẻ. Bố mẹ chồng chì chiết:
Ảnh minh họa: Internet.
– Làm chưa được bao nhiêu về thăm bố mẹ. Về thăm thế có tiền không, tốn kém xa xôi.
– Mẹ à, mẹ nói thế mà cũng nghe được sao? Nếu giờ, cô Loan nhà mình cũng lấy chồng xa rồi 5 năm chưa được một lần về thăm bố mẹ như con thì mẹ sẽ nghĩ gì?
– Cái Loan nó khác, so sánh sao được.
– Vậy con, con khác ở chỗ nào ạ? Chỉ vì con là con dâu, là con dâu thì không thể về thăm bố mẹ mình sao?
– Cô cãi bướng vừa thôi. Giờ về thăm bố mẹ thì lấy đâu ra tiền, lại tiền quà cáp, quà bánh…
– Con không xin tiền của mẹ cho con về thăm bố mẹ con. Con sẽ tự dùng tiền của con về thăm là được đúng không ạ?
– Cô nói thế mà nghe được à. Thế cô đi rồi ai chăm lo cái nhà này, ai nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp.
– Vậy trong cái nhà này mẹ coi con là con dâu hay là ô sin nhà mình vậy?
– Cô, cô láo nó vừa thôi.
– Con chưa khi nào cãi lại bố mẹ. Từ ngày về làm dâu đến giờ con thấy mình đã tận hiếu với bố mẹ chồng hơn bố mẹ đẻ con rất nhiều rồi. Con chưa bao giờ làm gì chưa xin phép mẹ cả. Nhưng ngày hôm nay, dù mẹ có không đồng ý thì con cũng xin phép về thăm bố mẹ đẻ.
– Có giỏi thì đi đi, đi rồi không phải về cái nhà này nữa. – mẹ chồng cô hét lên, cô vẫn thu dọn quần áo rồi rời khỏi nhà chồng.
Trong tay cầm hộp bánh rán cùng với bức thư nhòe nước mắt của mẹ với vài ba dòng chữ: “Mẹ nhớ con” nghệch ngoạc của người mẹ khiến cô không cầm nổi nước mắt. Bất cứ giá nào, cô cũng lên xe về thăm bố mẹ mình. Thời gian 5 năm mòn mỏi chờ đợi của bố mẹ đẻ dành cho cô con gái đi lấy chồng xa như cô là đã quá vất vả.