Họ hàng nhà chồng tôi đến ăn Tết linh đình nhưng toàn đi “tay kh.ông”

Với tôi, Tết từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh. Tôi lấy chồng là con trưởng. Hai vợ chồng tôi phải gánh trên vai đủ mọi trách nhiệm, lễ nghĩa, nhất là chuyện tiếp đãi họ hàng.
Từ ngày cưới, tôi đã x.ác định rằng, l.àm dâu nhà trưởng kh.ông hề dễ dàng. Nhưng tôi kh.ông ngờ đến mức phải gồng gánh hết mọi chuyện.

Ngay từ ngày 25 Tết, tôi đã phải lao vào bếp lo l.àm giò, gói bánh chưng, chuẩn bị đủ mọi món để mâm cỗ Tết phải “ra dáng nhà trưởng”. Đến mùng 1 Tết, thay vì được nghỉ ngơi, tôi lại tất bật từ sáng sớm để chuẩn bị cơm đãi họ hàng.

Cả đại gia đình chồng tôi, từ các bác, các chú đến những anh chị em họ hàng xa gần, đều đổ dồn về nhà tôi mỗi dịp Tết. Họ đến ăn uống, nói cười vui vẻ, còn tôi thì mồ hôi nhễ nhại trong bếp.

Năm nào cũng thế, cứ chừng hơn hai chục người tụ tập. Tôi phải lo nấu nướng liên tục từ sáng đến chiều, chưa kể dọn dẹp sau bữa ăn.

Tôi quá mệt mỏi khi phải tiếp đón họ hàng nhà chồng đến ăn uống trong dịp Tết (Ảnh minh họa: AI).

Chuyện l.àm cơm cúng, cơm đãi khách, tôi kh.ông ngại. Nhưng điều khiến tôi b.ức x.úc hơn cả là sự vô tâm của họ hàng nhà chồng.

Họ đến nhà chúng tôi vào ngày Tết, nhưng kh.ông mang theo bất cứ thứ gì, dù chỉ là một cặp bánh chưng để thắp hương tổ tiên. Mấy mâm cỗ ăn uống rô.m rả, nhưng chẳng ai lì xì hai đứa nhỏ nhà tôi lấy một nghìn lẻ.

Tôi nhớ như in một lần vào mùng 2 Tết, cả nhà phải đãi hơn 15 người, từ bác r.uột đến mấy đứa em họ xa. Mâm cơm bày ra nào thịt đông, gà luộc, giò chả, nem rán, c.anh măng…

Tôi và chồng phải dậy từ sáng sớm, tất bật nấu nướng. Sau bữa cơm, khi mọi người rời đi, tôi ngồi thẫn thờ nhìn đống bát đĩa cao ngất, còn bàn thờ thì chẳng có thêm một chút lễ nào mới.

Điều khiến tôi đ.au l.òng nhất là hai đứa con nhỏ của tôi. Tết với trẻ con đáng lẽ phải là dịp háo hức nhất, được nhận lì xì, được vui chơi. Nhưng suốt những năm qua, hai đứa trẻ chỉ ngồi nhìn họ hàng nhà chồng ăn uống, kh.ông ai đoái hoài hay lì xì chúng lấy một đồng.

Tôi từng tâm sự với chồng, mong anh hiểu và chia sẻ với tôi. Nhưng chồng tôi, như bao người đàn ông khác, luôn lấy lý do “Tết nhà trưởng là thế”, “họ hàng đông vui mới có ý nghĩa”.

Anh kh.ông thấy vấn đề gì với việc họ hàng đến tay kh.ông, cũng chẳng trách họ kh.ông lì xì con cái. Anh chỉ bảo tôi “đừng tính toán”, “họ đến là mừng rồi”.

Còn tôi, tôi kh.ông thể hiểu nổi tại sao cái sự “mừng” ấy lại toàn là tôi gánh. Năm nào cũng thế, vợ chồng tôi phải chi kh.ông biết bao nhiêu t.iền cho mâm cỗ Tết, trong khi chẳng nhận lại được sự chia sẻ hay ý thức gì từ họ hàng.

Có lần, tôi nói thẳng với chồng: “Anh xem, họ hàng nhà anh đến nhà ăn uống như vậy, em kh.ông ngại. Nhưng ít nhất cũng phải có một chút lễ nghĩa, cặp bánh chưng hay dăm ba nghìn lì xì cho hai đứa nhỏ cũng được. Đằng này, năm nào cũng vậy, em thấy tủi thân lắm”. Anh chỉ thở dài, bảo tôi “đừng so đo với họ hàng, chỉ thêm mệt đầu”.

Tôi đã chọn l.àm vợ của con trưởng, gắn bó với một gia đình mà trách nhiệm và lễ nghĩa đè nặng lên vai.

Tôi hối hận khi đã kh.ông nghe lời bố mẹ. Bố mẹ khuyên tôi kh.ông nên lấy chồng con trưởng, gia đình đông phức tạp nhưng l.úc đó tôi chẳng nghĩ ngợi gì.