Tôi tên là Quốc Khánh, 53 tuổi. Trong mắt người thân, bạn bè, tôi là người con rể tốt. 8 năm trước, mẹ vợ tôi bị vợ chồng anh cả không ưa và họ không muốn để bà sống chung nhà. Với tư cách là con cái, tôi đã bước tới đưa mẹ vợ về nhà nuôi dưỡng.
Tôi đã chăm sóc mẹ vợ được 8 năm, những năm này tôi coi mẹ vợ như mẹ ruột của mình, chưa bao giờ đối xử tệ bạc với bà. Mẹ vợ tôi cũng khá tốt, việc nhà nào bà cũng giúp đỡ, bà có lương hưu khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng, thường dùng để mua đồ tạp hóa như mắm, muối, dầu ăn…dù tôi không yêu cầu. Vì vậy, tôi luôn coi trọng mẹ, tôi muốn chu cấp và chăm sóc cho bà cho đến khi bà nhắm mắt xuôi tay. Nhưng những gì mẹ vợ tôi làm khiến tôi ớn lạnh tận xương tủy.
Mẹ tôi là người trọng nam khinh nữ khi chỉ biết thương con trai cả
Nguyên nhân sự việc là do tiền đền bù đất. Chẳng là nhà mẹ vợ tôi ở một ngôi làng ngoại thành thành phố, năm ngoái mảnh đất này thuộc vào dự án nên mẹ tôi nhận được tổng cộng hơn 3 tỷ tiền đền bù. Sau khi mẹ nhận được số tiền này, bà cho biết đã gửi nó vào ngân hàng mà không nói rõ sẽ phân phát như thế nào.
Tôi nghĩ, gia đình tôi chắc chắn sẽ có một phần, bởi dù sao mẹ cũng đang sinh sống cùng chúng tôi suốt thời gian qua và vợ tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng chúng tôi không bao giờ ngờ rằng, tất cả số tiền lớn này lại được mẹ chồng đưa cho vợ chồng anh cả. Nếu anh ta không khoe khoang khắp nơi, có lẽ chúng tôi vẫn không hề biết.
Tâm lý tôi luôn ổn định, nhưng hôm đó tôi không chịu nổi nữa, tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, ý mẹ là sao? Vợ con cũng là con gái mẹ, chẳng lẽ không được chia một phần sao. Mẹ ở nhà bọn con mấy năm nay, sao lại chia hết cho anh ấy, thế này có công bằng không hả mẹ. Mẹ giống như ăn cây táo mà rào cây sung”.
Mẹ tôi đáp lại rằng: “Vợ chồng con đều có công ăn việc làm đầy đủ, lương cũng không thấp, sau này về hưu con cũng có lương hưu. Nhưng anh vợ con thì khác, nó không có công việc ổn định, tiền sinh hoạt hàng ngày chỉ phụ thuộc vào chị dâu con là nhiều nên mẹ không muốn nó phải khổ nữa. Mà vợ con đã chuyển hộ khẩu sang nhà con đó thôi, nó không còn là người nhà mẹ nữa nên tiền này đương nhiên không thể chia được”.
Những lời này như dội một gáo nước lạnh vào lòng tôi, cuộc sống của chúng tôi quả thực tốt hơn vợ chồng anh nhưng đó cũng là thành quả của sự chăm chỉ mà chúng tôi bỏ ra. Còn anh vợ là người lười biếng, không hề có trí tiến thủ, công việc không tốt thì không thể cứ sống cậy nhờ vào người khác.
Lúc đầu, mẹ chồng tôi sống với anh ta, hàng ngày phải đi chăn trâu, trồng rau cho họ, toàn bộ số tiền tiết kiệm được đều đưa cho nhà họ chi tiêu. Sau này, khi các con đã lớn, anh ta không cần mẹ nữa nên cả hai đã làm khó mẹ, thậm chí còn đuổi bà đi.
Tôi rất thương mẹ vợ và từng nghĩ sẽ chăm bà đến cuối đời
Lúc đó tôi cảm thấy mẹ thật đáng thương, đồng thời tôi cũng nghĩ con rể thì phải hiếu thảo với người đã sinh ra vợ của mình, nên tôi đã đưa mẹ về nhà chăm sóc tận tình. Mấy năm nay cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đi lại của mẹ đều do chúng tôi chi trả. Mặc dù thỉnh thoảng bà dùng lương hưu để mua đồ tạp hóa nhưng tôi vẫn đưa cho bà tiền tiêu vặt mỗi tháng.
Vợ tôi cũng mua quần áo quanh năm cho mẹ và chúng tôi đều đưa mẹ theo mỗi khi đi du lịch. Trong khi đó, mấy năm nay vợ chồng anh cả chưa bao giờ chăm sóc mẹ, thậm chí anh ấy còn hiếm khi đến thăm bà. Kể cả khi ốm đau, cũng chỉ có hai chúng tôi bỏ tiền và công sức.
Mẹ tôi cũng thường phàn nàn với chúng tôi rằng, nuôi con trai cũng vô ích, con trai không bao giờ quan tâm bằng con gái và con rể. Nhưng liên quan đến tiền bạc, bà lại để toàn bộ tài sản cho họ mà không hề do dự, thậm chí không hề bàn bạc với chúng tôi.
Thế là tôi đáp: “Mẹ ơi, mẹ nghĩ con gái lấy chồng là chén nước hất đi thì sao còn ở nhà chúng con suốt 8 năm nay. Theo lời mẹ nói thì vợ chồng con đâu cần có nghĩa vụ phải gánh vác và quan tâm đến mẹ”.
Vợ tôi cũng nói: “Mẹ ơi, từ nhỏ mẹ đã thiên vị anh con rồi. Lúc nào mẹ cũng luôn nghĩ đến anh con trong mọi điều tốt đẹp. Trước đây con chưa bao giờ quan tâm đến, kể cả khi mẹ bị đuổi ra khỏi nhà. Mà ngôi nhà đó cũng là mẹ mua cho anh và chị dâu ở. Trái tim mẹ thật tàn nhẫn. Nếu mẹ coi con là người ngoài thì mẹ hãy về nhà của anh ta ở đi, để anh ta chăm mẹ”.
Nói xong, vợ tôi nói với tôi: “Chồng ơi, hôm nay chúng ta hãy đi giúp mẹ thu dọn hành lý và đưa mẹ về nhà con trai yêu quý của mẹ nhé”.
Tôi không muốn mẹ ở lại lâu hơn nên cùng vợ thu dọn đồ đạc của bà. Mẹ tôi chắc chắn không muốn về nhà anh vợ, nhưng làm chuyện phiến diện như vậy cũng khó nói nên lời.
Khi chúng tôi tiễn mẹ đến nhà anh, tình cờ vợ chồng anh cũng có mặt ở nhà. Lúc đầu tiên gặp nhau, họ vẫn mỉm cười nhưng sau khi nhìn thấy mẹ và hành lý phía sau, nụ cười trên mặt họ đã biến mất.
Anh ta lo lắng hỏi: “Hai người có ý gì vậy, sao lại đưa mẹ về”
Vợ tôi trả lời: “Anh chị hãy cùng nhau chăm sóc mẹ”.
Người chị dâu lớn tiếng nói: “Em ơi, mẹ ở chỗ em sống rất tốt, tại sao lại gửi bà về mà không hỏi ý kiến anh chị, nhà của anh chị ở đây nhỏ quá, không thể ở được”.
Mẹ tôi bây giờ sống rất khổ sở cùng con trai cả nhưng đấy là hậu quả mà mẹ phải gánh chịu
Tôi trả lời ngay: “Không phải mẹ vừa cho tiền đền bù đất sao, nhà nhỏ thì mua cái khác đi. Dù sao thì anh chị cũng đã lấy của mẹ nhiều tiền như vậy nên đừng cố trốn tránh trách nhiệm của mình.”
Người chị dâu lại cãi lại: “Mẹ muốn chia tài sản thế nào cũng được, nhưng cô là con gái cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho mẹ lúc tuổi già”.
Anh vợ và chị dâu tôi đều là những người ngang ngược, tôi không muốn nói chuyện vô nghĩa với họ nên sau khi tôi nói xong những điều cần nói, tôi và vợ bỏ đi.
Sau đó, anh đến gặp chúng tôi nhiều lần và nói rằng mẹ tôi không hài lòng khi ở nhà họ và yêu cầu chúng tôi đưa bà về. Tôi nói với anh: “Anh muốn em đưa mẹ về cũng được nhưng anh phải chia một nửa số tiền đó, nếu không thì không cần phải nói chuyện”.
Tuy nhiên, anh ta luôn là người đặt lợi ích lên hàng đầu thì làm sao có thể đồng ý với yêu cầu của tôi. Khi biết không thể làm chúng tôi thay đổi quyết định, anh ấy không bao giờ bước tới cửa nhà tôi nữa.
Thời gian sau đó, vợ chồng tôi nghe được tin mẹ sống ở nhà bên ấy không tốt, ngày nào bà cũng rất tức giận. Tuy không đến nỗi bị đánh nhưng thường xuyên bị các con la mắng, dày vò.
Tôi thấy khá buồn trong lòng nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ đón mẹ về, dù sao đây cũng là hậu quả mà bà phải chịu đựng.
Theo tôi, sự thiên vị của cha mẹ là điều khó tránh khỏi nhưng chúng ta phải có sự cân bằng vững chắc trong lòng. Nếu không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhiều khi việc con cái bất hiếu là do cha mẹ không biết cách ứng xử hài hòa.