Vừa cùng chồng mua nhà 15 tỷ, 3 ngày sau chứng kiến hành động khó tin của bố mẹ chồng ở nhà mới

Chỉ một hành động cũng có thể nhìn thấu bản chất của con người và chuyện tiền nong chưa bao giờ đơn giản.

Tôi là Lý Kim Huệ, mới kết hôn cùng chồng vào tháng trước. Tôi và chồng quen nhau khi cả hai làm chung tại một công ty. Tôi là người ở thành phố Bắc Kinh, còn chồng đến từ một ngôi làng nhỏ ở Tân Cương.

Từ khi còn nhỏ, gia đình tôi đã khá sung túc còn gia đình anh lại khó khăn. Điều kiện của gia đình chồng tôi không tốt, bố mẹ là nông dân bình thường, trong nhà anh còn có một em gái đang đi học nên anh chịu nhiều áp lực tài chính. Thế nhưng, điều này không làm ngăn cản tình yêu của tôi dành cho anh. Tôi nghĩ chỉ cần hai vợ chồng tôi sống tử tế, sẵn sàng làm việc chăm chỉ thì có thể vượt qua dù cuộc sống có khó khăn đến đâu.

Sau 3 năm làm quen, chúng tôi chính thức kết hôn. Trước khi cưới, tôi cùng anh đã mua căn nhà giá 4,5 triệu NDT (15,7 tỷ đồng). Tuy nói đây là nhà chung của hai vợ chồng nhưng giấy tờ hoàn toàn đứng tên tôi, bởi đây là tài sản tôi được bố mẹ mua cho. Tuy nhiên, tôi vẫn cùng chồng đi xem và mua nhà, vì tôi không muốn giấu diếm anh bất cứ điều gì.

Tôi không ngờ rằng, chỉ 3 ngày sau khi chúng tôi cùng đi mua nhà, ngay trong chính căn nhà mới này, tôi đã quyết định ly hôn anh. Sáng hôm đó, tôi tỉnh dậy, thấy trong nhà có rất nhiều người, gồm bố mẹ chồng, chú ruột, anh rể, chị dâu và cô em gái của chồng.

Thấy tôi bất ngờ, chồng ngượng ngùng nói: “Bố mẹ chỉ mong được ở nhà rộng. Nên anh đã đón cả nhà lên sống cùng chúng mình. Như vậy chúng ta cũng tiện chăm sóc họ. Anh và em cũng bớt gánh nặng chăm lo cho bố mẹ”.

Tôi tức giận, cười khẩy: “Đây là nhà của em. Làm sao anh có thể giúp em giảm bớt gánh nặng khi 6 người nhà anh chuyển đến cùng lúc. Hay anh nghĩ rằng ngôi nhà này được bố mẹ em mua để cả nhà cùng hưởng lợi”.

 

Ảnh minh hoạ

Nghe đến đây, sắc mặt mẹ chồng tôi sa xuống. Bà nói: “Ồ, căn nhà của vợ chồng cô thì không phải nhà của vợ chồng tôi sao. Nghe như hai ông bà già này đang ăn cắp đồ của anh chị vậy?”.

Chị dâu tiếp lời: “Đúng vậy, em dâu. Sau này căn nhà này không phải cũng thuộc về em trai tôi sao? Hai người đang sống tốt ở đây, thêm sáu người vào thì có khác gì nhau?”

Tôi đã hoàn toàn hiểu được bộ mặt thật của gia đình chồng. Trước khi kết hôn, chồng tôi nhiều lần hứa rằng: “Chúng ta sẽ không cần sống cùng bố mẹ anh”. Nhưng chỉ đến ngày thứ ba sau khi kết hôn, anh đã đưa cả gia đình vào nhà mới. Mong muốn của anh ta không chỉ để tôi sống cùng bố mẹ anh, mà còn trực tiếp chăm lo cho bọn họ.

Quá đáng hơn là sau đó, mẹ chồng còn nói muốn thêm dấu vân tay của con trai bà vào hợp đồng mua bán nhà của tôi. Thấy tôi phản đối thì bà nói: “Nhà tuy là của hồi môn nhưng sau khi kết hôn sẽ trở thành tài sản chung của hai vợ chồng. Nhà này là dành cho cả gia đình ở thì sao con lại phản đối”.

Chị dâu cũng hùa theo: “Dù không cùng huyết thống nhưng chúng ta đều là một gia đình. Đừng keo kiệt như vậy chứ em dâu”.

Tôi cười lạnh đáp lời họ: “Các người mới chính là người một nhà. Vậy không biết các người có từng nghĩ đến điều này không? Kể từ bây giờ, tôi không còn là người thân của các người. Tôi là con gái của bố mẹ tôi. Và căn nhà bố mẹ tôi mua cũng không phải của các người”.

Tôi hít một hơi thật sâu, nhìn chằm chằm vào chồng: “Cuối cùng, tôi muốn hỏi anh. Anh muốn chúng ta sống trong căn nhà này hay cả gia đình anh sống ở đó?”.

Anh do dự, nhỏ giọng nói: “Bố mẹ anh sẽ ở lại đây một thời gian. Sau khi tìm được nhà mới thì họ sẽ chuyển ra ngoài…”

“Được”, tôi gật đầu đồng ý, giọng điệu bình thản: “Vậy cả nhà anh sẽ ở trong căn nhà này. Tôi không ở đó nữa. Nhưng tôi sẽ bán chúng vào ngày mai”.

Ảnh minh hoạ

“Em suy nghĩ kiểu gì thế?”, chồng hoảng sợ và ngăn cản tôi: “Em bán nhà rồi thì chúng ta sẽ sống ở đâu”.

“Anh muốn sống thế nào là chuyện của anh”, tôi lạnh lùng hất tay anh ta, “Anh muốn hiếu kính cha mẹ thì làm đi. Anh hãy sống với họ. Tôi không phục vụ anh nữa”.

Nói xong tôi quay người đi về nhà bố mẹ ruột. Vào ngày hôm sau khi tôi quay về, chứng kiến cả gia đình tôi không những không rời đi, mà còn bày biện đồ ra nhà của tôi thì tôi đã chính thức ra quyết định. Tôi muốn ly hôn với chồng.

Ngay trong chiều hôm đó, tôi mời luật sư và công an đến làm việc, để đưa cả gia dình chồng ra ngoài. Trước đó, tôi đã dùng tiền của chồng để thuê 1 căn nhà cho họ ở, như vậy tôi sẽ bớt tiếng ác cho mình. Không chỉ vậy, bất chấp sự can ngăn của chồng, tôi đã chính thức nói ra ý muốn ly hôn với anh ta.

Sau khi giải quyết mớ hỗn độn với nhà chồng, tôi nhẹ nhõm đi về nhà mẹ đẻ. Gia đình chồng trách tôi nhẫn tâm, chỉ vì một căn nhà mà phá hoại hạnh phúc của hai bên. Nhưng họ không biết rằng tôi không tiếc rẻ một căn nhà. Mà tôi tiếc vì thứ tình cảm của chồng, giá như anh ta tôn trọng tôi và giữ gìn lời hứa của mình thì tôi tuyệt đối không chia tay. Với tôi, trong cuộc sống mất tiền là còn tất cả, nhưng một khi đã mất niềm tin vào người khác thì bạn sẽ không còn gì.

Hôn nhân là một canh bạc. Do đó, bạn hãy tự biết cách bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước khi bước chân vào mối quan hệ. Giống như tôi, nhiều người trước khi kết hôn đều dành nhiều mơ mộng về tình cảm và mái nhà hạnh phúc. Nhưng khi nói đến tài sản của mình, tôi khuyên bạn hãy rạch ròi với chuyện tình cảm.

Để bảo vệ tài sản trước hôn nhân của mình, nếu hai bên tự nguyện thì có thể cùng nhau đi công chứng tài sản trước hôn nhân, hoặc ký hợp đồng thoả thuận về phân chia tài sản nếu có ly hôn. Đây là cách tốt nhất để tránh những tranh chấp phát sinh từ tài sản riêng sau khi kết hôn, nhưng đồng thời cũng có thể tạo khoảng cách giữa vợ chồng.

Nếu không muốn cùng nhau thoả thuận một bản hợp đồng thì bạn hãy mua nhà, xe cộ, tiền đặt cọc và tài sản khác đứng tên cá nhân sớm hơn ngày đăng ký kết hôn thì tài sản đó nghiễm nhiên thuộc tài sản riêng trước hôn nhân. Ngay cả khi không cần công chứng tài sản trước hôn nhân thì việc chứng minh đó là tài sản cá nhân cũng dễ dàng hơn, nếu sau này hai bạn xảy ra đổ vỡ tình cảm.