Con dâu b/ầ/u lần 2 bị đ/ộ/ng th/a/i cần ở nhà tĩnh dưỡng nhưng nhất quyết không cho tôi lên chăm mà đòi cho 10 triệu mỗi tháng, tôi làm ngay việc này rồi không cho 1 đồng nào nữa – News

Tôi ngỏ ý muốn lên chăm sóc nhưng con dâu thẳng thừng từ chối và yêu cầu tôi gửi 10 triệu mỗi tháng để thuê người giúp việc.

Tôi năm nay 62 tuổi, một người mẹ đã dành cả cuộc đời lo lắng cho con trai duy nhất của mình. Khi con trai vào đại học ở xa, tôi và chồng mong mỏi ngày nó quay về, sống gần chúng tôi để tuổi già có chỗ dựa. Nhưng rồi, tôi tự nhủ rằng không thể vì sự ích kỷ của mình mà cản trở tương lai của con. Khi con kết hôn, chúng tôi cố gắng gom góp mua cho con một căn nhà gần nơi nó làm việc.

Ngày cưới, tiễn con đi, lòng tôi như thắt lại. Chồng tôi an ủi: “Giờ giao thông thuận tiện, nhớ con chỉ cần lên xe là gặp”. Tôi gượng cười, tự dặn lòng rằng con sống tốt mới là điều quan trọng nhất.

Nửa năm sau, con trai báo tin vui rằng con dâu đã mang thai. Con trai muốn tôi lên chăm sóc, nhưng lúc đó tôi vẫn đang đi làm, không thể xin nghỉ dài ngày. Khi cháu đầu lòng chào đời, tôi chỉ xin nghỉ được 4 ngày để chăm sóc 2 mẹ con. Trước khi về, tôi bàn giao mọi việc lại cho bà thông gia.

Trở về, tôi và chồng bàn bạc, thấy con trai làm việc vất vả, con dâu lại không có thu nhập, chúng tôi quyết định mỗi tháng gửi 5 triệu để phụ giúp. Chúng tôi nghĩ đó cũng là cách để bù đắp việc không thể trực tiếp chăm cháu.

Ban đầu, con dâu rất vui vẻ, thường xuyên gọi điện hỏi thăm và gửi video của cháu. Chỉ cần nhìn thấy cháu cười, tôi và chồng dù mệt mỏi cũng cảm thấy mãn nguyện. Nhưng dần dần, con dâu bắt đầu tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng số tiền chúng tôi gửi là không đủ. Con trai nhiều lần thay mặt con dâu yêu cầu chúng tôi tăng thêm, viện lý do rằng chi phí nuôi con rất cao.

Con dâu bầu từ chối mẹ chồng đến chăm nhưng đòi cho 10 triệu mỗi tháng, cách xử sự của bà khiến nhiều người nể phục - 1

Con dâu bắt đầu tỏ thái độ không hài lòng với số tiền tôi gửi. (Ảnh minh họa)

Thương con, chúng tôi chắt chiu tiết kiệm, thậm chí ít mua thịt cá, để tăng số tiền hỗ trợ hàng tháng lên 7 triệu mỗi tháng.

Khi cháu lớn và đi học, tôi và chồng nghỉ hưu. Chúng tôi đề nghị không gửi tiền nữa mà sẽ lên sống cùng để chăm sóc cháu. Nhưng con dâu phản đối gay gắt, trách rằng: “Những năm vất vả nhất thì không thấy ba mẹ đâu, giờ mới muốn đến”. Dù biết chúng tôi trước đây còn đi làm, con dâu vẫn cố tình làm ngơ, khiến chúng tôi vừa buồn vừa bất lực.

Hai năm trước, chồng tôi lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trong suốt thời gian ông ốm, chỉ có tôi ở bên chăm sóc. Con trai thỉnh thoảng về thăm, nhưng con dâu thì gần như không đoái hoài. Trước khi mất, chồng tôi nắm tay tôi dặn: “Dù già cũng phải dựa vào chính mình, đừng trông mong vào con cái”.

Lời nói đó khắc sâu trong lòng tôi. Nhưng đến khi con dâu mang thai lần 2, tôi lại tự hi vọng đây sẽ là cơ hội để gần gũi con cháu hơn. Hơn nữa nghe con trai kể, con dâu bị động thai, nên tôi tôi ngỏ ý muốn lên chăm sóc nhưng con dâu thẳng thừng từ chối và yêu cầu tôi gửi 10 triệu mỗi tháng để thuê người giúp việc.

Số tiền hưu trí của tôi chưa đầy 5 triệu, làm sao có thể đáp ứng? Con dâu thậm chí gợi ý tôi đi làm thêm, như dọn dẹp nhà cửa hay làm bảo mẫu để kiếm tiền. Lời nói đó như một nhát dao cứa vào lòng tôi.

Sau những lần bị con dâu lạnh nhạt và từ chối sự giúp đỡ từ tâm huyết của mình, tôi nhận ra rằng mình cần thay đổi cách suy nghĩ.

Khi con dâu mang thai lần 2, tôi đã rất háo hức muốn giúp đỡ, bởi tôi hiểu hành trình mang thai là giai đoạn khó khăn, vừa cần tình yêu thương vừa cần sự hỗ trợ. Nhưng cũng chính lúc đó, tôi nhận ra rằng việc chăm sóc con cháu không phải là nghĩa vụ bắt buộc của ông bà. Việc con dâu từ chối sự giúp đỡ trực tiếp mà chỉ muốn tôi chu cấp tiền bạc khiến tôi càng thấm thía hơn lời dặn của chồng: “Hãy tự dựa vào chính mình”.

Tôi quyết định dừng việc gửi thêm tiền và cũng không cố gắng đòi hỏi được lên chăm sóc con dâu khi đang mang bầu. Thay vào đó, tôi tự tay nấu những món ăn bổ dưỡng gửi đến cho con dâu, mong rằng trong giai đoạn khó khăn khi bị động thai, con sẽ cảm nhận được tấm lòng của tôi. Hy vọng, một ngày nào đó, con sẽ hiểu và trân trọng sự quan tâm này.