Tôi cứ nghĩ mẹ chồng sợ tốn tiền điện, nhưng hoá ra là vì bà nghĩ cho cháu.
Thời tiết những ngày vào hè oa bức, ngay cả người lớn như chúng ta cũng không chịu nổi chứ đừng nói gì trẻ nhỏ. Mới hoạt động tí thôi là người đã ướt đẫm mồ hôi, mà bọn trẻ con có đứa nào chịu ngồi yên bao giờ.
Đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này vợ chồng tôi được nghỉ tận 5 ngày nên quyết định đưa cháu về quê nội ở lại chơi. Vì từ hôm Tết đến giờ công việc bận rộn, cả gia đình chưa có thời gian về thăm ông bà, nay có dịp thì liền tranh thủ ngay. Vừa về đến quê, con tôi đã hào hứng nhập hội với bọn trẻ con trong xóm. Thấy gia đình tôi về, bố mẹ chồng rất vui.
Ảnh minh hoạ
Nhiệt độ ở thành phố mấy ngày nghỉ lễ nắng nóng, tôi cứ nghĩ về quê sẽ mát mẻ hơn, nào ngờ ở quê cũng gần 39, 40 độ C. Chúng tôi quây quần bên nhau đến trưa thì cũng sửa soạn xong một bàn ăn. Tôi sang nhà kế bên gọi con trai về ăn trưa thì lúc này thấy thằng bé người nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ bừng.
Có lẽ vì thời tiết khắc nghiệt mà thằng bé lại hoạt động mạnh nên mới như thế. Tôi cũng không nghĩ nhiều mà bảo con vào nhà tắm vệ sinh cơ thể rồi ra ăn cơm cùng ông bà, bố mẹ. Tuy nhiên đợi gần 15 phút vẫn không thấy con trai đâu, bố mẹ chồng hỏi tôi mới ngơ ngác, nhưng lúc ra nhà tắm kiểm tra thì lại chẳng thấy bóng dáng thằng bé đâu cả.
Ảnh minh hoạ
Tôi điếng người gọi tên con thì nghe đứa trẻ đáp lời, giọng vang ra từ phòng ngủ gần đó. Thì ra đứa trẻ vào phòng ngủ đóng kín cửa, bật máy lạnh và nằm nghỉ ngơi trong này. Nhìn thấy con tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng ngay lúc này mẹ chồng tôi bỗng tiến vào phòng và quát lớn:
– Cu Ben, tắt máy lạnh ngay cho bà! Ai cho phép cháu bật máy lạnh như thế hả?
Tôi trợn tròn mắt trước phản ứng gay gắt của mẹ chồng, nghĩ chắc bà sợ tốn tiền điện hay sao mà không cho cháu bật điều hoà. Trong khi đó trời nắng nóng 39, 40 độ như thế, bình thường ở nhà trên phố, lúc nào gia đình tôi cũng bật máy lạnh, nếu không bật thì không chịu được, thậm chí còn mất ngủ vì nóng.
– Trời nóng lắm bà ạ, sao bà không cho con bật điều hoà, con không chịu đâu!
Con trai tôi dùng dằng, kháng cự trước yêu cầu của mẹ chồng. Lúc này, tôi có chút khó chịu nên cũng lên tiếng.
– Chắc nóng quá nên thằng bé bật điều hoà cho mát mẹ ạ. Ở nhà chúng con cũng hay bật. Mẹ yên tâm, mấy ngày này nhà con xài máy lạnh nhiều nên gia đình con sẽ trả tiền điện tháng này mẹ nhé!
– Không phải mẹ tiếc tiền với cháu, nhưng con nuôi dạy con kiểu gì mà ngay cả điều cơ bản thế này cũng không biết. Ngộ nhỡ thằng bé có vấn đề gì thì trách ai hả?
Ảnh minh hoạ
– Có chuyện gì thế mẹ?
– Còn chuyện gì nữa, Ben nó chơi ngoài trời nắng nóng, cả người ướt đẫm mồ hôi thế kia mà con để thằng bé vào phòng bật điều hoà nằm trong đấy. Đã thế còn để nhiệt độ 20, 21. Con có biết như vậy nguy hiểm lắm không? Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến Ben bị nhiễm lạnh, sốc nhiệt, thậm chí là liệt cơ đấy!
Nghe những lời mẹ chồng nói, lúc này tôi mới tá hoả. Tôi không ngờ mẹ chồng lại biết nhiều đến thế, còn tôi làm mẹ mà lại chẳng có kiến thức gì, ngay cả những điều cơ bản như vậy. Nếu chẳng may con trai mà xảy ra vấn đề như mẹ chồng nói, chắc tôi sẽ ân hận suốt đời. Tôi xấu hổ xin lỗi và cũng cảm ơn mẹ chồng vì đã kịp thời dạy cho tôi một bài học đắt giá.
Tâm sự từ độc giả thugiang…@gmail.com
Trên thực tế, việc sử dụng máy lạnh không đúng cách dẫn đến những tình huống gây hại cho sức khoẻ của người lớn, đặc biệt là con trẻ khá phổ biến trong nhiều gia đình. Đó là lý do mà trong những ngày hè nắng nóng oa bức như hiện tại, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm để đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho những đứa trẻ của mình trong quá trình sử dụng thiết bị điều hoà.
Tình huống trẻ bị liệt cơ mặt do nhiễm lạnh từ điều hoà diễn ra như thế nào?
Theo Dean Wang, người đã điều trị bệnh liệt mặt hơn 30 năm cho biết liệt mặt là tình trạng các dây thần kinh mặt có dấu hiệu co thắt, tắc mạch máu và bị phù nể. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ bị nhiễm lạnh do điều hòa không khí trong phòng quá lạnh.
Trưởng khoa Wang cho biết tình trạng liệt mặt xảy ra đột ngột, thường không có dấu hiệu báo trước. Cách phán đoán trẻ bị liệt mặt là mẹ có thể xem con có nhăn trán hay không, các nếp nhăn trên trán có biến mất hay không, nước có chảy ra từ khóe miệng khi uống nước hoặc súc miệng hay không, con có thể ngậm miệng hay không, con đau và nhức ở phía sau dái tai không…
Để tránh xảy ra tình trạng liệt mặt, trước khi cho con vào phòng điều hòa đi ngủ nên nhớ lau sạch mồ hôi trên người trẻ, nếu có thể thì tắm nước ấm là tốt nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ điều hòa thích hợp nhất là điều khiển ở mức 26-28 độ, khi nhiệt độ bên ngoài không quá cao thì nên điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ từ 3-5 độ. Cố gắng không để em bé ra vào môi trường nóng lạnh đột ngột.
Ngoài ra, cần theo dõi nhiệt độ trong nhà kịp thời, ví dụ như khi nhiệt độ môi trường giảm xuống vào nửa đêm khi ngủ thì nhiệt độ của máy điều hòa nên được tăng lên một cách thích hợp.
Bên cạnh đó:
1. Không để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ
2. Nhiệt độ không được quá thấp
3. Bật điều hòa sau khi trẻ vào phòng, tức là cho con vào phòng và bật điều hòa để trẻ thích nghi dần với nhiệt độ trong phòng và không bị sốc.