Tại sao Tết Đoan Ngọ có tục ăn thịt vịt liệu có tiêu trừ bệnh tật trấn áp điều xui xẻo như nhiều người nghĩ?
Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch hay còn gọi là Tết giết sâu bọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Trong ngày này, người dân trên khắp mọi miền luôn có những món ăn truyền thống. Ở mỗi nơi sẽ có những phong tục và món ăn đặc biệt riêng. Ví như vải, mận, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro),…
Trong đó đặc biệt ở mâm cơm cúng một s.ố nơi sẽ có món Vịt. Đáng nói, thịt vịt – món ăn luôn bị người Việt “tẩy chay” đầu tháng, thì lại trở thành món ăn truyền thống trong ngày mùng 5 tháng 5 này. Tại sao món ăn này có ý nghĩa rất đặc biệt là có thể trấn áp điều “xui xẻo” dịp Tết Đoan Ngọ.
Tại Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ còn được gọi là ngày giết sâu bọ
Nguyên nhân là do, theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính mát, ngọt (hơi đ.ộc), có tác dụng điều hòa phong huyết và tăng cường năng lực, bồi bổ cơ thể cho những người lao động tay chân và trí óc nhiều (gọi là Bổ hư). Ngoài ra, thịt vịt còn có khả năng hạ s.ốt cao đến co gi.ật (gọi là Sài kinh), g.iải đ.ộc mụn sưng và hạ nhiệt. Vì vậy, vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế bi.ến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống. Việc ăn thịt vịt tượng trưng cho việc xả xui và muốn được may mắn hơn.
Thời tiết nóng b.ức, người ta thường ưa chuộng thịt vịt với tính mát giúp cân bằng nhiệt độ
Bên cạnh đó, từ mùng 5/5 âm lịch trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Vịt thời điểm này thường b.éo hơn, thịt ngon và kh.ông còn mùi hôi. Vịt có thể chế bi.ến thành nhiều món ngon như quay, hầm, h.ông,… nhưng phổ bi.ến và hợp khẩu vị với người lao động nhất là tiết c.anh, vịt luộc, và cháo vịt. Ba món này thường được chế bi.ến liên tục trong một quy trình liên hoàn khi l.àm thịt vịt.
Th.ông thường, mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:
– Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.
– Cơm rượu nếp, nếp cẩm.
– Trái cây: Người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải…
Ngoài ra, tùy theo địa phương mà mâm cúng có thể có thêm những lễ vật khác
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm. Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng kh.ông thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được l.àm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc. Một s.ố địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Trung
Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế. Kh.ông chỉ thế, trên mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 Âm lịch, thời tiết oi ả, nóng b.ức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.
Thịt vịt là món ăn truyền thống trong ngày 5/5 âm lịch ở các tỉnh miền Trung.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam
Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một s.ố món đặc trưng phổ bi.ến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món kh.ông thể thiếu. Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được l.àm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.
Văn khấn Tết Đoan ngọ
Đây là bài cúng trong sách “Văn khấn toàn tập”.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân.
Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển t.ỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn s.ống thì thay bằng tổ khảo, tổ t.ỷ).
Tín chủ chúng con là… ngụ tại…
Hô.m nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa, trà, quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ t.ỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội n.goại họ…, cúi xin các vị thương x.ót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị t.iền chủ, hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án t.iền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa kh.ông hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Ngan
Theo www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/vi-sao-tet-doan-ngo-mung-5-thang-5-nguoi-ta-lai-an-thit-vit-9-826022.html